Nồng độ vitamin B12, vitamin D3, kẽm huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân mụn cơm

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Võ Thanh Phương Bệnh viện Da Liễu, Tp. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Vitamin B12, vitamin D3, mụn cơm

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ vitamin B12, vitamin D3, kẽm huyết thanh của bệnh nhân mụn cơm và xác định mối liên quan giữa nồng độ với các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân mụn cơm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trên 68 bệnh nhân mụn cơm đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh và 68 người thuộc nhóm chứng. Kết quả: Nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở nhóm bệnh là 592,5 (484,1-731) pg/ml thấp hơn nhóm chứng là 634,55 (483,3-808) pg/ml, p=0,167. Nồng độ vitamin D3 và kẽm huyết thanh không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Trên các bệnh nhân mụn cơm, nồng độ vitamin B12 ở nam thấp hơn nữ, ở người thừa cân - béo phì thấp hơn người gầy với p lần lượt là 0,02 và 0,013. Bệnh nhân < 30 tuổi có nồng độ vitamin D3 thấp hơn hơn người trên 30 tuổi, p=0,002. Nồng độ kẽm huyết thanh tương quan nghịch mức độ yếu với số lượng sang thương mụn cơm, r= -0,329, p=0,006. Kết luận: Không có sự khác biệt về nồng độ vitamin B12, vitamin D3 và kẽm huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Có mối liên quan giữa vitamin B12, vitamin D3 và kẽm với chỉ số khối cơ thể, tuổi, giới và số lượng mụn cơm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Al-Gurairi FT, Al-Waiz M, and KE (2002) Sharquie, Oral zinc sulphate in the treatment of recalcitrant viral warts: Randomized placebo-controlled clinical trial. Br J Dermatol 146(3): 423-431.
2. Choi HS, Oh HJ, Choi H, Choi WH, Kim JG, Kim KM, Kim KJ, Rhee Y, Lim SK (2011) Vitamin D Insufficiency in Korea A Greater Threat to Younger Generation: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey (KNHANES) 2008. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism 96(3): 643-651.
3. Ghanem AH, Esawy AM, Khalifa NA, Kamal HM (2020) Evaluation of serum interleukin 17 and zinc levels in recalcitrant viral wart. J Cosmet Dermatol 19(4): 954-959. doi: 10.1111/jocd.13106.
4. Wilson JD, Brown CB, and Walker PP (2001) Factors involved in clearance of genital warts. International Journal of STD & AIDS 12(12): 789-792.
5. Margalit I, Cohen E, Goldberg E, Krause I (2018) Vitamin B12 deficiency and the role of gender: A cross-sectional study of a large cohort. Ann Nutr Metab 72(4): 265-271.
6. Öztekin C, Öztekin A, Taştan K, ÖZmen GG, Pektaş SD (2018) The association between verruca vulgaris and vitamin D: Is there a casual link?. Acta médica costarricense 34: 1047-1050.
7. Raza N and Khan DA (2010) Zinc deficiency in patients with persistent viral warts. J Coll Physicians Surg Pak 20(2): 83-86.
8. Shalaby ME, Hasan MS, Elshorbagy MS, Abo Raya AR, Elsaie ML (2022) Diagnostic and therapeutic implications of vitamin D deficiency in patients with warts: A case-controlled study. J Cosmet Dermatol 21(3): 1135-1142. doi: 10.1111/jocd.14156.
9. Tamer F, Yuksel ME, and Karabag Y (2020) Pre-treatment vitamin B12, folate, ferritin, and vitamin D serum levels in patients with warts: A retrospective study. Croat Med J 61(1): 28-32.
10. Joob B and Wiwanitkit V (2019) Vitamin D level and viral warts. Journal of Egyptian Women’s Dermatologic Society 16: 71.