Tái tạo khuyết hổng mô mềm bàn chân bằng vạt da trên mắt cá ngoài được nuôi bởi nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác

  • Nguyễn Ngọc Thạch Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM
  • Mai Trọng Tường Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM
  • Cao Thỉ Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Cuống ngược dòng, vạt da có cuống, tái tạo ở bàn chân, các phân vùng ở bàn chân

Tóm tắt

Mục tiêu: Làm rõ hiệu quả sử dụng vạt da trên mắt cá ngoài được nuôi bởi nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm ở bàn chân và phương pháp nghiên cứu mô tả, dữ liệu thu thập tiền cứu từ tháng 12/2017 tới tháng 2/2023 tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Thu thập các dữ liệu dịch tễ, nguyên nhân tổn thương, diện tích vết thương, diện tích vạt da, thời gian phẫu thuật, các dữ liệu hậu phẫu. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 45 bệnh nhân (35 nam và 10 nữ). Tuổi trung bình 40 (từ 15 tới 73) tuổi. Diện tích tổn thương từ 9 tới 80cm2. Tỉ lệ thành công đạt 91,3%. 38 trường hợp vạt da sống hoàn toàn, 4 trường hợp hoại tử một phần vạt da cần phải mổ cắt lọc ghép da. 4 trường hợp hoại tử mép xa vạt chỉ cần tiểu phẫu xử lý vết thương. Kết luận: Tổn thương khuyết hổng phần mềm ở bàn chân có thể điều trị tốt bằng vạt da trên mắt cá ngoài được nuôi bởi nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyen TN, Trong Mai T, Cao T, Thai TT (2022) Lateral supramalleolar flap for soft-tissue coverage of ankle and foot defects. Journal of Plastic Surgery and Hand Surgery: 1-7.
2. Cheng H, Chen BP, Soleas IM et al (2017) Prolonged operative duration increases risk of surgical site infections: A systematic review. Surgical infections 18(6): 722-735.
3. Hashmi DPM, Musaddiq A, Ali DM et al (2021) Long-term clinical and functional outcomes of distally based sural artery flap: A retrospective case series. JPRAS open 30: 61-73. doi:10.1016/j.jpra.2021.01.013.
4. Lee JH, Chung DW (2010) Reverse lateral supramalleolar adipofascial flap and skin grafting for one-stage soft tissue reconstruction of foot and ankle joint. Microsurgery 30(6): 423-429.
5. Lee YH, Rah SK, Choi SJ et al (2004) Distally based lateral supramalleolar adipofascial flap for reconstruction of the dorsum of the foot and ankle. Plastic and reconstructive surgery 114(6): 1478-1485.
6. Masquelet AC, Beveridge J, Romana C et al (1988) The lateral supramalleolar flap. Plastic and reconstructive surgery 81(1): 74-81.
7. Nambi GI, Varanambigai TKA (2020) Clinical study of the lateral supramalleolar flap in the soft tissue reconstruction around the ankle region. Indian journal of plastic surgery: Official publication of the Association of Plastic Surgeons of India 53(1): 83-89.
8. Rihan AA, Ali AAA, Hifny MA et al (2020) Superdrainage reverse-flow sural flap for distal leg and foot reconstruction: A method to overcome venous congestion in diabetic patients. The Egyptian Journal of Plastic and Reconstructive Surgery 44(1): 137-143.
9. Rong K, Chen C, Hao LW et al (2016) Redefining the vascular classifications of the lateral supramalleolar flap. Annals of plastic surgery 77(3): 341-344.
10. Valenti P, Masquelet AC, Romana C et al (1991) Technical refinement of the lateral supramalleolar flap. British journal of plastic surgery 44(6): 459-462.
11. Voche P, Merle M, Stussi JD (2005) The lateral supramalleolar flap: Experience with 41 flaps. Annals of plastic surgery 54(1): 49-54.