Kết quả bước đầu nút tắc ống ngực điều trị rò dưỡng chấp khoang màng phổi sau phẫu thuật các tạng trong lồng ngực
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị nút tắc ống ngực qua da điều trị tràn dịch màng phổi dưỡng chấp ở các bệnh nhân sau phẫu thuật các cơ quan trong lồng ngực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 21 bệnh nhân sau các phẫu thuật tạng trong lồng ngực có biến chứng rò dưỡng chấp được điều trị nút tắc ống ngực tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả: 21 bệnh nhân sau phẫu thuật các tạng trong lồng ngực có biến chứng rò dưỡng chấp khoang màng phổi, thể tích dịch rò qua dẫn lưu dao động từ 70-3000ml/ngày kéo dài trung bình 5 tuần (1 tuần - 9 tháng). Đặt vi ống thông và nút tắc ống ngực thành công ở 19/21 bệnh nhân (90,5%), 1 bệnh nhân chỉ được thực hiện kỹ thuật gián đoạn dòng chảy ống ngực, 1 bệnh nhân kết hợp giữa gián đoạn dòng chảy và gây xơ ống ngực dưới cắt lớp vi tính (CLVT). Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị thành công tình trạng rò dưỡng chấp (100%). Không có biến chứng liên quan đến can thiệp, 2 bệnh nhân (9,5%) xuất hiện tiêu chảy mạn tính sau khi nút ống ngực. Kết luận: Nút tắc ống ngực qua da là phương pháp xâm lấn tối thiểu, có hiệu quả cao trong điều trị rò dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật các tạng của lồng ngực.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Yannes M, Shin D, McCluskey K, Varma R, Santos E (2017) Comparative analysis of intranodal lymphangiography with percutaneous intervention for postsurgical chylous effusions. J Vasc Interv Radiol 28(5): 704-711.
3. Lee EW, Shin JH, Ko HK, Park J, Kim SH, Sung KB (2014) Lymphangiography to treat postoperative lymphatic leakage: A technical review. Korean J Radiol 15(6): 724-732.
4. Reynolds JV, Donlon N, Elliott JA et al (2021) Comparison of Esophagectomy outcomes between a National Center, a National Audit Collaborative, and an International database using the Esophageal Complications Consensus Group (ECCG) standardized definitions. Dis Esophagus 34(1).
5. Takuwa T, Yoshida J, Ono S et al (2013) Low-fat diet management strategy for chylothorax after pulmonary resection and lymph node dissection for primary lung cancer. J Thorac Cardiovasc Surg 146(3): 571-574.
6. Bryant AS, Minnich DJ, Wei B, Cerfolio RJ (2014) The incidence and management of postoperative chylothorax after pulmonary resection and thoracic mediastinal lymph node dissection. Ann Thorac Surg 98(1): 232-235; discussion 235-237.
7. Cope C (1998) Diagnosis and treatment of postoperative chyle leakage via percutaneous transabdominal catheterization of the cisterna chyli: A preliminary study. J Vasc Interv Radiol 9(5): 727-734.
8. Schild HH, Naehle CP, Wilhelm KE et al (2015) Lymphatic interventions for treatment of chylothorax. Rofo 187(7): 584-588.
9. Itkin M, Kucharczuk JC, Kwak A, Trerotola SO, Kaiser LR (2010) Nonoperative thoracic duct embolization for traumatic thoracic duct leak: experience in 109 patients. J Thorac Cardiovasc Surg 139(3): 584-589; discussion 589-590.
10. Boffa DJ, Sands MJ, Rice TW et al (2008) A critical evaluation of a percutaneous diagnostic and treatment strategy for chylothorax after thoracic surgery. Eur J Cardiothorac Surg 33(3): 435-439.
11. Kim PH, Tsauo J, Shin JH (2018) Lymphatic Interventions for Chylothorax: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Vasc Interv Radiol 29(2): 194-202.
12. Laslett D, Trerotola SO, Itkin M (2012) Delayed complications following technically successful thoracic duct embolization. J Vasc Interv Radiol 23(1): 76-79.