Kết quả phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi qua thang điểm NOSE và VAS

  • Quản Thành Nam Bệnh viện Quân y 103
  • Nghiêm Đức Thuận Bệnh viện Quân y 103
  • Phạm Minh Tuấn Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Anh Cường Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Dị hình vách ngăn, phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn qua thang điểm NOSE và VAS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp trên 63 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 37,6 ± 9,24; Dị hình vách ngăn chủ yếu là loại III (chiếm 85,7%), 100% trước phẫu thuật có nghẹt mũi; Điểm trung bình NOSE và VAS trước phẫu thuật là 14,53 và 7,56, sau phẫu thuật 3 tháng là 4,05 và 3,02, sự thay đổi về điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,001; Trước phẫu thuật phần trăm trung bình điểm NOSE và VAS tương đương nhau, sau phẫu thuật điểm NOSE cải thiện tốt hơn so với VAS. Kết luận: Cả thang điểm NOSE và VAS đều có thể sử dụng để đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn. Tuy nhiên, thang điểm NOSE cho thấy đánh giá tốt hơn, chi tiết hơn khi được sử dụng để đo mức độ ngạt mũi so với VAS.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng (2015) “Vẹo vách ngăn mũi” Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang. Nhà xuất bản Y học, tr. 98-105.
2. Shukla RH, Nemade SV, Shinde KJ (2020) Comparison of visual analogue scale (VAS) and the Nasal Obstruction Symptom Evaluation (NOSE) score in evaluation of post septoplasty patients. World Journal of Otorhinolaryngology-Head and Neck Surgery 6: 53-58.
3. Stewart MG, Witsell DL, Smith TL et al (2004) Development and validation of the nasal obstruc- tion symptom evaluation (NOSE) scale. Otolaryngol Head Neck Surg 130: 157-163.
4. Flynn D, van Schaik P, van Wersch A (2004) A comparison of multi-item Likert and Visual Analogue Scales for the assessment of transac- tionally defined coping function. Eur J Psychol Assess 20: 49-58.
5. Hong-Ryul Jin (2007) New description method and classification system for septal deviation. Journal of Rhinology 14(1): 27-31.
6. Nghiêm Đức Thuận, Chử Thị Hồng Ninh (2012) Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 3, tr. 85-88.
7. Trương Thanh Hiền (2022) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn có điểm tiếp xúc tại Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 52, tr. 1-8.
8. Thào Thị Thảo Nguyên (2022) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính có dị hình vách ngăn. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
9. Dell'Aversana Orabona G, Romano A, Abbate V et al (2018) Effectiveness of endoscopic septoplasty in different types of nasal septal deformities: Our experience with NOSE evaluation. ACTA Otorhinolaryngologica Italica 38(4): 323-330.
10. Kahveci OK, Miman MC, Yucel A et al (2012) The efficiency of Nose Obstruction Symptom Evaluation (NOSE) scale on patients with nasal septal deviation. Auris Nasus Larynx 39(3): 275-279.