Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi trong nội soi mật tụy ngược dòng ở bệnh nhân thông nhú đường mật khó

  • Nguyễn Xuân Quýnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cảnh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Kỹ thuật cắt trước, nội soi mật tụy ngược dòng, viêm tụy cấp, thông nhú đường mật khó

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi trong nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND) ở bệnh nhân thông nhú đường mật khó. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 110 bệnh nhân thực hiện kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi trong NSMTND ở bệnh nhân thông nhú đường mật khó, từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Tỉ lệ phẫu thuật liên quan tới gan mật tuỵ và cắt dạ dày nối Billroth II lần lượt là 22,7% và 5,4%. Tỉ lệ bệnh lý đường mât gồm sỏi đường mật 47,3%, tắc mật do ung thư 36,4%, bệnh lý đường mật khác 16,4%. Tỉ lệ thành công có 98/110 bệnh nhân (89,1%). Kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi với cắt trước qua đục lỗ chiếm chủ yếu 86,4%, cắt trước từ miệng nhú 6,4%, cắt trước xuyên vách 7,3%. Biến chứng chung 19,19%, trong đó chảy máu 4,5%, viêm tụy cấp 9,1%, viêm đường mật cấp có 5,5%, thủng tá tràng 0%. Kết luận: Kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi trong NSMTND ở bệnh nhân thông nhú đường mật khó có kết quả tỉ lệ thành công cao và an toàn cho bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Như Nguyên Phương, Nguyễn Văn Trường, Hồ Ngọc Sang và CS (2021) So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật tụy ngược dòng. Tạp chí Y Học Lâm sàng. 70, tr. 41-50.
2. Akaraviputh T, Lohsiriwat V, Swangsri J et al (2008) The learning curve for safety and success of precut sphincterotomy for therapeutic ERCP: A single endoscopist's experience. Endoscopy 40(6): 513-516.
3. Berry R, Han JY, Tabibian JH (2019) Difficult biliary cannulation: Historical perspective, practical updates, and guide for the endoscopist. World J Gastrointest Endosc 11(1): 5-21.
4. Cotton PB, Lehman G, Vennes J et al (1991) Endoscopic sphincterotomy complications and their management: an attempt at consensus. Gastrointest Endosc 37(3): 383-393.
5. Freeman ML (2003) Understanding risk factors and avoiding complications with endoscopic retrograde cholangiopancreatography. Curr Gastroenterol Rep 5(2): 145-153.
6. Freeman ML, Guda NM (2005) ERCP cannulation: a review of reported techniques. Gastrointest Endosc. 61(1): 112-125.
7. Katsinelos P, Gkagkalis S, Chatzimavroudis G et al (2012) Comparison of three types of precut technique to achieve common bile duct cannulation: a retrospective analysis of 274 cases. Dig Dis Sci. 57(12): 3286-3292.
8. Liao WC, Angsuwatcharakon P, Isayama H et al (2017) International consensus recommendations for difficult biliary access. Gastrointest Endosc. 85(2): 295-304.
9. Miura F, Okamoto K, Takada T et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 31-40.
10. Thaker AM, Mosko JD, Berzin TM (2015) Post-endoscopic retrograde cholangiopancreatography pancreatitis. Gastroenterol Rep (Oxf) 3(1): 32-40.