Mối liên quan giữa kháng thể kháng U1-RNP với áp lực động mạch phổi và biểu hiện tổn thương phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kháng thể kháng U1-RNP với áp lực động mạch phổi và biểu hiện tổn thương phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 55 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh xơ cứng bì hệ thống theo tiêu chuẩn của Hội Khớp học Mỹ (ACR) và Hội Chống thấp khớp châu Âu (2013) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022, được làm xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng U1-RNP trong máu bằng bộ xét nghiệm ANA 23 profile. Kết quả: Trong nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 70,9% bệnh nhân là nữ giới. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 49,8 ± 12,3 tuổi. Tỉ lệ dương tính với kháng thể kháng U1-RNP là 14,5%, chủ yếu dương tính mức độ 2+ và 3+ (37,5%). Tỉ lệ tăng áp lực động mạch phổi của nhóm bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống là 40,7%, trong đó nhóm dương tính anti U1-RNP (85,7%) cao hơn nhóm âm tính (34,0%) (p=0,014). Áp lực động mạch phổi trung bình là 31,8 ± 9,5mmHg, nhóm dương tính anti U1-RNP (36,6 ± 3,6) cao hơn nhóm âm tính (29,9 ± 9,1) (p=0,002). Ngoài ra, tỉ lệ biểu hiện tổn thương phổi kẽ phát hiện bằng chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của các bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống là 55,6%, tuy nhiên không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm dương tính và âm tính với anti U1-RNP. Kết luận: Bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng bì hệ thống dương tính với anti U1-RNP có xu hướng tăng áp lực động mạch phổi và biểu hiện tổn thương phổi kẽ trên chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao lớn hơn nhóm âm tính.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Thân Trọng Tuỳ (2014) Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh xơ cứng bì hệ thống bằng methotrexate. Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Bunn CC, Denton CP, Shi-Wen X, Knight C, Black CM (1998) Anti-RNA polymerases and other autoantibody specificities in systemic sclerosis. Br J Rheumatol 37(1): 15-20. doi: 10.1093/ rheumatology/37.1.15.
4. Wu W, Hoederath P, Hachulla E, Airò P, Valentini G, Matucci Cerinic M, Cozzi F, Riemekasten G, Allanore Y, Carreira P, Jordan S, Distler O (2018) Demographic and clinical features of systemic sclerosis patients with Anti-U1RNP antibodies: A European Scleroderma Trials and Research (EUSTAR) Analysis. ACR Meeting Abstracts.
5. Mulhearn B, Tansley SL, McHugh NJ (2020) Autoantibodies in connective tissue disease. Best Pract Res Clin Rheumatol 34(1): 101462. doi: 10.1016/j.berh.2019.101462.
6. Kuwana M, Kaburaki J, Okano Y, Tojo T, Homma M (1994) Clinical and prognostic associations based on serum antinuclear antibodies in japanese patients with systemic sclerosis. Arthritis & Rheumatism 37(1): 75-83. doi:10.1002/art.1780370111.
7. Walker UA, Tyndall A, Czirják L et al (2007) Clinical risk assessment of organ manifestations in systemic sclerosis: a report from the EULAR Scleroderma Trials And Research group database. Ann Rheum Dis 66(6): 754-763. doi: 10.1136/ard.2006.062901.