Hiệu quả triệt đốt ngoại tâm thu thất tiên phát bên phải bằng năng lượng sóng có tần số radio dựa trên lập bản đồ nội mạc cơ tim ba chiều
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ thất phải bằng năng lượng sóng có tần số radio (RF) dựa trên lập bản đồ nội mạc cơ tim 3 chiều (3D). Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi lựa chọn 152 bệnh nhân ngoại tâm thu thất có đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu, tất các bệnh nhân được thăm dò điện sinh lý triệt đốt RF tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2023. Trong đó, 85 bệnh nhân ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải sử dụng lập bản đồ truyền thống 2D để triệt đốt, 67 bệnh nhân còn lại sử dụng phương pháp lập bản đồ 3D để triệt đốt, trong đó 60 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải, 7 bệnh nhân ngoại tâm thu thất khởi phát từ ngoài đường ra thất phải được. Kết quả: Tỉ lệ thành công sớm của phương pháp 3D: Nhóm đường ra thất phải là 93,3%, nhóm ngoài đường ra thất phải 85,7%; tỉ lệ thành công sớm phương pháp 2D là 95,3%. Tỉ lệ thành công muộn của phương pháp 3D: Nhóm đường ra thất phải là 91,7%, nhóm ngoài đường ra thất phải 71,4%; tỉ lệ thành công muộn của phương pháp 2D còn 88,2%; Thời gian chiếu tia giảm đáng kể ở phương pháp 3D (4,2 ± 3,7 giây so với 11 ± 8,4 giây). Kết luận: Phương pháp 3D triệt đốt ngoại tâm thu thất có tỉ lệ thành công cuối cùng cao hơn phương pháp 2D ở nhóm ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải, tỉ lệ thành công thấp hơn ở nhóm ngoại tâm thu thất ngoài đường ra thất phải.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trương Quang Khanh (2013) Nghiên cứu kết quả điều trị nhịp nhanh thất nguyên phát bằng năng lượng sóng tần số radio qua catheter. Luận án tiến sĩ, Học viện Quân y.
3. Bikkina M, Larson MG, and Levy D (1992) Prognostic implications of asymptomatic ventricular arrhythmias: The Framingham Heart Study. Ann Intern Med 117(12): 990-996.
4. Latchamsetty R, Yokokawa M, Morady F et al (2015) Multicenter outcomes for catheter ablation of idiopathic premature ventricular complexes. JACC Clin Electrophysiol 1(3): 116-123.
5. Marcus GM (2020) Evaluation and management of premature ventricular complexes. Circulation 141(17): 1404-1418.
6. Movsowitz C, Schwartzman D, Callans DJ et al (1996) Idiopathic right ventricular outflow tract tachycardia: Narrowing the anatomic location for successful ablation. Am Heart J 131(5): 930-936.
7. Tada H, Tadokoro K, Ito S et al (2007) Idiopathic ventricular arrhythmias originating from the tricuspid annulus: Prevalence, electrocardiographic characteristics, and results of radiofrequency catheter ablation. Heart Rhythm 4(1): 7-16.
8. Van Herendael H, Garcia F, Lin D et al (2011) Idiopathic right ventricular arrhythmias not arising from the outflow tract: Prevalence, electrocardiographic characteristics, and outcome of catheter ablation. Heart Rhythm 8(4): 511-518.
9. Zhong L, Lee YH, Huang XM et al (2014) Relative efficacy of catheter ablation vs antiarrhythmic drugs in treating premature ventricular contractions: A single-center retrospective study. Heart Rhythm 11(2): 187-93.
10. Sana M, Al-Khatib M, William G, Stevenson M and Michael J, Ackerman M (2017) 2017 AHA/ACC/HRS guideline for management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death. Circulation 138: 272-391.