Khảo sát đặc điểm điện tâm đồ và điện sinh lý tim của ngoại tâm thu thất tiên phát khởi phát từ thất phải

  • Nguyễn Xuân Tuấn Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Nguyễn Thế Nam Huy Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ngoại tâm thu thất, đường ra thất phải, điện tâm đồ, thăm dò điện sinh lý

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm điện tâm đồ và đặc điểm điện sinh lý của ngoại tâm thu thất khởi phát từ thất phải. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 152 bệnh nhân ngoại tâm thu thất khởi phát từ thất phải được khám thăm dò điện sinh lý tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2023. Tất cả bệnh nhân này được ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo, làm thăm dò điện sinh lý. Kết quả: 145 bệnh nhân ngoại tâm thu thất khởi phát từ ĐRTP có đặc điểm: Sóng R ở D2, D3, aVF, sóng S ưu thế ở aVR, aVL; chuyển tiếp V4 chiếm tỉ lệ cao nhất 60,7%, thời gian QRS 136,7 ± 14,5ms. 7 bệnh nhân ngoài ĐRTP: Chuyển đạo D2, D3 đồng hướng dương, âm hoặc ngược hướng; 100% chuyển đạo aVL dương; chuyển tiếp ở V2, V3 chiếm tỉ lệ 85,7%, thời gian QRS 122 ± 15,5ms. Thăm dò điện sinh lý ngoại tâm thu thất từ ĐRTP chủ yếu ở vị trí thành trước, thành vách và vùng thấp ĐRTP với tỉ lệ: 64,8%, 72,4%, 66,9%. Trong khi, nhóm ngoài ĐRTP 7 bệnh nhân đều khởi phát vòng van ba lá (VBL) trong đó 6 trường hợp trước vách gần His chiếm tỉ lệ 85,7% và chỉ 1 trường hợp thành bên vòng VBL chiếm tỉ lệ 14,3%. Kết luận: Ngoại tâm thu thất ĐRTP có dạng sóng R ở D2, D3, aVF thường khởi phát vị trí thành trước, thành vách và vùng thấp ĐRTP. Ngoại tâm thu thất ngoài ĐRTP có D2, D3 có thể đồng hướng dương, âm, hoặc ngược chiều và đa số từ vòng VBL gần His.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Quốc Khánh, Trần Văn Đồng, Phạm Gia Khải, Nguyễn Phú Kháng (2008) Nghiên cứu hiệu quả điều trị một số rối loạn nhịp thất bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tạp chí Y học thực hành, 1, tr. 97-98.
2. Phạm Trường Sơn, Nguyễn Văn Hinh (2022) Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và kết quả triệt đốt ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 17(4), tr. 167-173.
3. Vũ Mạnh Tân và cộng sự (2015) Đặc điểm lâm sàng và vị trí khởi phát của ngoại tâm thu thất/nhịp nhanh thất phải vô căn ở bệnh nhân được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 10(2), tr. 138-142.
4. Anderson RD, Kumar S, Parameswaran R et al (2019) Differentiating right and left-sided outflow tract ventricular arrhythmias: Classical ECG signatures and prediction algorithms. Circ Arrhythm Electrophysiol 12(6): 007392.
5. Cheng Z, Cheng K, Deng H et al (2013) The R-wave deflection interval in lead V3 combining with R-wave amplitude index in lead V1: A new surface ECG algorithm for distinguishing left from right ventricular outflow tract tachycardia origin in patients with transitional lead at V3. Int J Cardiol 168(2): 1342-1348.
6. Farzam K and Richards JR (2023) Premature Ventricular Contraction. StatPearls, StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).
7. Shima T, Ohnishi Y, Inoue T et al (1998) The relation between the pacing sites in the right ventricular outflow tract and QRS morphology in the 12-lead ECG. Jpn Circ J 62(6): 399-404.
8. Tada H, Tadokoro K, Ito S et al (2007) Idiopathic ventricular arrhythmias originating from the tricuspid annulus: Prevalence, electrocardiographic characteristics, and results of radiofrequency catheter ablation. Heart Rhythm 4(1): 7-16.
9. Van Herendael H, Garcia F, Lin D et al (2011) Idiopathic right ventricular arrhythmias not arising from the outflow tract: Prevalence, electrocardiographic characteristics, and outcome of catheter ablation. Heart Rhythm 8(4): 511-518.
10. Zhang Z, Hou X, Qian Z et al (2021) Matrix mapping of different idiopathic right ventricular outflow arrhythmias. Am J Transl Res 13(8): 8952-8964.
11. Sana M, Al-Khatib M, William G, Stevenson M, and Michael J, Ackerman M (2017) 2017 AHA/ACC/HRS guideline for management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death. Circulation 138: 272-391.