Đánh giá kết quả xử trí biến chứng đường mật sau ghép gan qua nội soi mật tụy ngược dòng

  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cảnh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Ngọc Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thùy Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Mai Cúc Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Nội soi mật tụy ngược dòng, biến chứng đường mật sau ghép gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng điều trị biến chứng đường mật sau ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là những bệnh nhân biến chứng đường mật sau ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang đánh giá kết quả, tai biến, biến chứng can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng. Kết quả: Trong vòng 3 năm từ 2019 đến 2022, có 110 bệnh nhân ghép gan từ người cho sống, trong đó tỉ lệ mắc biến chứng đường mật là 27,7%, hẹp đường mật là biến chứng thường gặp nhất chiếm 19,1%. Tỉ lệ thành công can thiệp qua nội soi mật tụy ngược dòng là 96%. Nong kết hợp đặt stent đường mật là phương pháp thường được áp dụng nhất chiếm 62,5%. Stent nhựa được lựa chọn nhiều hơn stent kim loại (75% so với 25%). Những khó khăn thường gặp là đặt máy nội soi khó (45,8%), đưa guidewire qua chỗ hẹp khó (33,3%). 20,8% bệnh nhân bị biến chứng sau can thiệp trong đó biến chứng nhiễm khuẩn gặp nhiều nhất (12,5%), không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Nội soi mật tụy ngược dòng xử trí các biến chứng đường mật sau ghép gan có tỉ lệ thành công cao và mức độ xâm lấn thấp. Tuy nhiên, quá trình can thiệp gặp nhiều khó khăn và biến chứng, do đó cần có chiến lược can thiệp hợp lý, đa dạng các loại dụng cụ và bác sĩ can thiệp có kinh nghiệm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Daniel K, Said A (2017) Early Biliary complications after liver transplantation. Clinical liver disease 10(3): 63-67.
2. Boeva I, Karagyozov PI, Tishkov I (2021) Post-liver transplant biliary complications: Current knowledge and therapeutic advances. World J Hepatol 13(1): 66-79.
3. Tabibian JH, Asham EH, Han S et al (2010) Endoscopic treatment of postorthotopic liver transplantation anastomotic biliary strictures with maximal stent therapy (with video). Gastrointest Endosc 71: 505.
4. Tashiro H, Itamoto T, Sasaki T, Ohdan H, Fudaba Y, Amano H, Fukuda S, Nakahara H, Ishiyama K, Ohshita A, Kohashi T, Mitsuta H, Chayama K, Asahara T (2007) Biliary complications after duct-to-duct biliary reconstruction in living-donor liver transplantation: Causes and treatment. World J Surg 31: 2222-2229.
5. Maria C Londoño, Domingo Balderramo, Andrés Cárdenas (2008) Management of biliary complications after orthotopic liver transplantation: The role of endoscopy. World J Gastroenterol 14(4): 493-497.
6. Thomas Zoepf and at al (2006) Balloon dilatation vs. balloon dilatation plus bile duct endoprostheses for treatment of anastomotic biliary strictures after liver transplantation. Liver Transpl 12(1): 88-94.
7. Hsieh TH, Mekeel KL, Crowell MD et al (2013) Endoscopic treatment of anastomotic biliary strictures after living donor liver transplantation: outcomes after maximal stent therapy. Gastrointest Endosc 77: 47-54.
8. Lim CH, Shih KL, Wu SS et al (2020) Safety of endoscopic retrograde cholangiopancreatography in liver transplanted patients: A single-center retrospective study. Advances in Digestive Medicine 7: 9-13.