Các vấn đề liên quan đến thuốc trên bệnh nhân cao tuổi mắc đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hữu Nghị

  • Nguyễn Thị Thảo Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thanh Thủy Bệnh viện Hữu Nghị
  • Bùi Thị Lệ Quyên Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đồng Thị Xuân Phương Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Cao Thị Bích Thảo Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Thị Thúy Vân Bệnh viện Hữu Nghị

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân cao tuổi, vấn đề liên quan đến thuốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) trong kê đơn và trên hành vi dùng thuốc của bệnh nhân đồng thời tìm ra các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân ≥ 60 tuổi có chẩn đoán ĐTĐ típ 2, điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội tiết - ĐTĐ Bệnh viện Hữu Nghị trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu về bệnh và thuốc thu thập từ bệnh án, dữ liệu về hành vi dùng thuốc thu thập thông qua phỏng vấn bệnh nhân. Các DRP được dược sĩ phát hiện sẽ được lấy đồng thuận từ bác sĩ kê đơn. Kết quả: 447 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tổng số DRP phát hiện được là 1125, trung bình 2,5 DRP/bệnh nhân. 91,7% đơn có DRP, phổ biến nhất là DRP về thời điểm dùng thuốc trong đơn không rõ ràng. Gần 50% bệnh nhân có DRP về hành vi, phổ biến là bệnh nhân chưa tuân thủ và dùng sai kỹ thuật tiêm insulin. Theo kết quả phân tích hồi qui đa biến, số thuốc trong đơn càng nhiều thì nguy cơ DRP trên đơn càng cao (OR = 1,66, p=0,0002). Xác suất gặp DRP về hành vi dùng thuốc trên bệnh nhân được kê insulin cao hơn so với bệnh nhân không được kê đơn các thuốc này (OR = 17,95, p<0,001). Kết luận: DRP xuất hiện phổ biến trên bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi. Chuẩn hóa phần mềm kê đơn đồng thời giáo dục bệnh nhân có thể giúp phòng tránh DRP.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation, IDF DIABETES ATLAS. 2019.
2. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2.
3. Grant RW, Devita NG, Singer DE, Meigs JB (2003) Polypharmacy and medication adherence in patients with type 2 diabetes. Diabetes care 26(5): 1408-1412.
4. Fowler MJ (2008) Microvascular and macrovascular complications of diabetes. Clinical diabetes 26(2): 77-82.
5. Pharmaceutical Society of Australia (2011) Standard and guidelines for pharmacists performing clinical interventions.
6. Pharmaceutical Care Network Europe. Classification for Drug related problems V.9. 2020; Available from: https://www.pcne.org/upload/ files/334_PCNE_classification_V9-0.pdf.
7. Ayele Y et al (2018) Assessment of drug related problems among type 2 diabetes mellitus patients with hypertension in Hiwot Fana Specialized University Hospital, Harar, Eastern Ethiopia. BMC research notes 11(1): p. 728-728.
8. Huri HZ and Ling LC (2013) Drug-related problems in type 2 diabetes mellitus patients with dyslipidemia. BMC Public Health 13(1): 1192.
9. Granas AG, Berg C, Hjellvik V, Haukereid C, Kronstad A, Blix HS, Kilhovd B, Viktil KK, Horn AM (2010) Evaluating categorisation and clinical relevance of drug-related problems in medication reviews. Pharmacy world & science 32(3): 394-403.
10. Shareef J, Fernandes J, and Samaga L (2016) Assessment of clinical pharmacist interventions in drug therapy in patients with diabetes mellitus in a tertiary care teaching hospital. Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews 10(2): 82-87.
11. Liu Z, Joerg H, Hao H, Xu J, Hu S, Li B, Sang C, Xia J, Chu Y, Xu D (2016) Efficacy of high-intensity atorvastatin for asian patients undergoing percutaneous coronary intervention. Annals of Pharmacotherapy 50(9): 725-733.