Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc điều trị ung thư đại trực tràng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

  • Nguyễn Thị Thu Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quỳnh Hoa Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Cẩm Phương Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Ngân Hà Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Bùi Quang Lộc Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Các vấn đề liên quan đến thuốc, ung thư đại trực tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, các loại vấn đề liên quan đến thuốc (DRPs) trong kê đơn trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 240 bệnh nhân ung thư đại trực tràng, nhập viện từ ngày 01/02/2023 đến ngày 28/02/2023. DRPs được xác định dựa trên các khuyến cáo hiện hành và phân loại theo The PCNE Classification V9.1 của Hiệp hội Mạng lưới chăm sóc Dược châu Âu. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Tổng số 349 DRPs phát hiện được từ 263 chu kỳ trong 331 chu kỳ điều trị (79,5%) với trung bình 1,33 ± 0,545 DRPs/chu kỳ có DRPs. DRPs chiếm tỷ lệ nhiều nhất bao gồm hiệu quả điều trị (P1) chiếm 66,8% và an toàn điều trị (P2) chiếm 26,9%. Các nguyên nhân liên quan DRPs thường gặp là lựa chọn thuốc (C1) chiếm 57,5% và liều dùng (C3) chiếm 42,5%. Các yếu tố bao gồm bệnh mắc kèm, loại phác đồ điều trị ung thư và số lượng thuốc sử dụng trong chu kỳ điều trị ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong kê đơn. Kết luận: DRPs phổ biến trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng với 79,5% số chu kỳ điều trị có DRPs cho thấy cần có sự can thiệp dược lâm sàng phù hợp để giảm thiểu DRPs trong kê đơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bạch Văn Dương, Nguyễn Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2023) Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn thuốc điều trị ung thư tại một bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Tạp chí Y học Việt Nam số 527 (2), tr. 294-299.
2. Fahrenbruch R, Kintzel P, Bott AM et al (2018) Dose Rounding of Biologic and Cytotoxic Anticancer Agents: A Position Statement of the Hematology/Oncology Pharmacy Association. Journal of Oncology Practice 14 (3).
3. Grem JL, Quinn M, Ismail AS et al (2001) Pharmacokinetics and pharmacodynamic effects of 5-fluorouracil given as a one-hour intravenous infusion. Cancer Chemother Pharmacol. 47: 117-125.
4. International Agency for Research on Cancer (2020) Globocan 2020.
5. Kabiru CM, Karimi PN, Nyamu DG et al (2021) Drug therapy problems and health related quality of life among patients with colorectal cancer in a Kenyan tertiary health facility. J Oncol Pharm Pract 27(2): 428-434.
6. Kefale B, Engidaw MT, Tesfa D (2022) Clinical pattern and drug-related problems among colorectal cancer patients at oncology center in Ethiopia: A hospital-based study. SAGE Open Med 10: 1-11.
7. Lund JL, Sanoff HK, Peacock Hinton S et al (2018) Potential medication-related problems in older breast, colon, and lung cancer patients in the United States. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 27(1): 41-49.
8. Pharmaceutical Care Network Europe (2020) Classification for Drug-Related Problems V9.1 , truy cập ngày 29/03/2023".
9. Sisay EA, Engidawork E, Yesuf TA et al (2015) Drug Related Problems in Chemotherapy of Cancer Patients. J Cancer Sci Ther 7: 055-059.
10. Tezcan S, Izzettin FV, Sancar M et al (2018) Role of clinical oncology pharmacist in determination of pharmaceutical care needs in patients with colorectal cancer. Eur J Hosp Pharm 25: 17-20.