Khảo sát sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng vancomycin và biến cố bất lợi trên thận của người bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên người bệnh được chỉ định vancomycin thời gian từ ngay 01/01/2021 đến ngày 30/6/2021 tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả: Trong tổng số 74 người bệnh, 71,62% bệnh nhân được đánh giá là đáp ứng với điều trị bằng vancomycin. Trung vị thời gian sử dụng vancomycin là 10 (5-15) ngày. Chế độ liều nạp được áp dụng ở 54% bệnh nhân, dao động từ 20-40mg/kg, mức liều duy trì phổ biến là 1g/12h. 85% bệnh nhân được giám sát chức năng thận 1-3 lần/tuần. Nồng độ creatinine xu hướng tăng sau 10 ngày điều trị. Tỉ lệ người bệnh gặp độc tính trên thận là 10,8%, có 5,4% người bệnh ở mức độ R – nguy cơ, 1,3% người bệnh ở mức độ I – tổn thương, 4,1% người bệnh ở mức độ F – suy. Trong số các bệnh nhân gặp độc tính trên thận: 75% bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như dùng kèm thuốc độc tính trên thận hoặc là người già, 80% bệnh nhân dùng vancomycin trên 10 ngày. Kết luận: Vancomycin nằm trong danh mục kháng sinh cần theo dõi, giám sát khi sử dụng. Tỷ lệ ghi nhận tại Bệnh viện cho thấy khoảng 10% có độc tính trên thận khi sử dụng, cho thấy sự cần thiết của việc cần xây dựng hướng dẫn sử dụng vancomycin, trong đó bao gồm triển khai định lượng nồng độ thuốc trong máu để kiểm soát nồng độ duy trì hiệu quả và giám sát biến cố bất lợi, đặc biệt là biến cố trên thận.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lê Vân Anh, Lương Thúy Lan, Hoàng Thị Kim Huyền (2013) Khảo sát thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dược học, 451, tr. 6-11.
3. Lưu Thị Thu Trang (2020) Phân tích đặc điểm sử dụng vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược HN.
4. Nguyễn Hoàng Anh (b), Nguyễn Thị Mai Anh, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2020) Phân tích thực trạng sử dụng vancomycin ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí dược học, 528, tr. 10-14.
5. Filippone EJ, Kraft WK et al (2017) The nephrotoxicity of vancomycin. Clin Pharmacol Ther 102(3): 459-469.
6. Linden PK (2007) Optimizing therapy for vancomycin-resistant entercococci. Semin Respir Crit Care Med 28(6): 632-645
7. Rybak M, Lomaestro B et al (2009) Therapeutic monitoring of vancomycin in adult patients: A consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 66(1): 82-98.
8. Rybak MJ, Le J, Lodise TP, Levine DP, Bradley JS, Liu C, Mueller BA, Pai MP, Wong-Beringer A, Rotschafer JC, Rodvold KA, Maples HD & Lomaestro BM (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. American journal of health-system pharmacy: AJHP: Official journal of the American Society of Health-System Pharmacists 77(11): 835-864.
9. Thadhani R et al (1996) Acute renal failure. New England Journal of Medicine 334 (22): 1448-1460