Thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân sơ sinh tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

  • Nguyễn Tứ Sơn Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Hữu Duy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Thị Nga Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Dương Viết Tuấn Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Thân Thị Hải Hà Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Nguyễn Văn Trường Sở Y tế Vĩnh Phúc
  • Nguyễn Thị Kiều Anh Sở Y tế Vĩnh Phúc

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn sơ sinh, kháng sinh, Vĩnh Phúc

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhi (BN) nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) tại 3 bệnh viện ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 478 bệnh án ra viện trong năm 2021. Kết quả và kết luận: Trong đó, 389 BN (81,6%) có chẩn đoán nhiễm khuẩn bao gồm 352 BN được được xác định NKSS sớm (73,6%) và 126 NKSS muộn (26,4%). Tỷ lệ được xét nghiệm vi sinh rất thấp (6,7%), chủ yếu thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc. Phác đồ đơn độc là phác đồ phổ biến nhất (65,5%) ở cả nhóm NKSS sớm (63,9%) và nhóm NKSS muộn (69,8%). Trong đó, ampicilin/sulbactam được sử dụng nhiều nhất cho cả 2 loại này. Về liều lượng kháng sinh, gần 50% lượt liều dùng được đánh giá là không phù hợp. Ampicilin/subactam - hoạt chất có số lượt dùng cao nhất - có tỷ lệ liều phù hợp đạt 21,5%. Một nửa số lượt dùng kháng sinh không phù hợp về cách dùng. Các trường hợp không phù hợp về cách dùng chủ yếu bao gồm thể tích pha nhỏ hơn khuyến cáo, thời gian truyền ngắn và tốc độ truyền nhanh hơn khuyến cáo. Từ kết quả này, BV nghiên cứu cần có hướng dẫn chi tiết về lựa chọn, liều dùng và cách dùng kháng sinh cho các trường hợp NKSS sớm và muộn. Đồng thời, xét nghiệm vi sinh cũng cần được tăng cường để định hướng cho điều trị phù hợp trên trẻ sơ sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2020) Phác đồ điều trị nhi khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 306-325.
2. Acquah SE, Quaye L, Sagoe K, Ziem JB, Bromberger PI, Amponsem AA, (2013) Susceptibility of bacterial etiological agents to commonly-used antimicrobial agents in children with sepsis at the Tamale Teaching Hospital. BMC Infect Dis 13: 89.
3. Andrew Powls (2020) Early onset sepsis in the neonate: Prevention and treatment. NHSGGC Paediatrics for Health Professionals.
4. Bielicki JA, Sharland M, Heath PT, Walker AS, Agarwal R, Turner P, Cromwell DA (2020) Evaluation of the coverage of 3 antibiotic regimens for neonatal sepsis in the hospital setting across asian countries. JAMA Netw Open 3(2): 1921124.
5. Kairamkonda V, Stachow L, Koo S (2019) Antibiotics for Neonatal Infection UHL Neonatal Guideline. NHS - University Hospitals of Leicester.
6. McKie J, Adrienne L, Browyn D., Maggie M, Kiran M (2015) Neonatal Unit Handbook. P14-24.
7. Northen Devon Healthcare, (2016), Sepsis Management Guidelines (early and late onset) for Neonates. NHS Trust: 1-9.
8. Pokhrel B, Koirala T, Shah G, Joshi S, Baral P (2018) Bacteriological profile and antibiotic susceptibility of neonatal sepsis in neonatal intensive care unit of a tertiary hospital in Nepal. BMC Pediatr 18(1): 208.
9. Royal Pharmaceutical Society (2022) National Formulary for Children - BNFC (2021-2022). 248-286
10. Uptodate 2022; Dose information for antibiotics. Available from: https://www.wolterskluwer.com/ en/solutions/lexicomp