Đánh giá mức độ đồng thuận giữa hai tiêu chuẩn Beers 2019 và STOPP phiên bản 2 khi xác định nguy cơ dùng thuốc không hợp lý tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Phùng Ngọc Bình Minh Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Phạm Hồng Thắm Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Nguyễn Thị Mai Hoàng Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Người cao tuổi, Beers, STOPP, sử dụng thuốc hợp lý

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ tương đồng giữa tiêu chuẩn Beers 2019 và STOPP phiên bản 2 (v2) trong xác định thuốc có nguy cơ không hợp lý (PIM) trên bệnh nhân cao tuổi và yếu tố liên quan đến PIM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 333 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ≥ 60 tuổi điều trị tại các khoa nội từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. PIM được xác định theo tiêu chuẩn Beers 2019 và STOPP v2. Mức độ tương đồng giữa 2 tiêu chuẩn được đánh giá thông qua hệ số Cohen’s kappa. Kết quả: Tỷ lệ BN có PIM theo Beers 2019 và STOPP v2 lần lượt là 35,4% và 33,9%. PIM phổ biến nhất theo Beers là benzodiazepin, metoclopramid, NSAID ở bệnh nhân suy tim, thuốc chủ vận alpha trung ương, thuốc chống loạn thần. PIM phổ biến nhất theo STOPP là benzodiazepin, thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1, thuốc chủ vận alpha trung ương, thuốc an thần, NSAID ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Beers 2019 và STOPP v2 có mức độ tương đồng tốt (К=0,636, p<0,001). Khả năng gặp PIM tăng ở bệnh nhân dùng ≥10 thuốc. Kết luận: Beers 2019 và STOPP v2 tương đồng tốt. Dược sĩ lâm sàng cần tiến hành các biện pháp can thiệp trên PIM phổ biến nhằm nâng cao việc kê đơn thuốc hợp lý ở bệnh nhân cao tuổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. American Geriatrics Society Beers Criteria® Update Expert Panel et al (2019) American Geriatrics Society 2019 updated AGS Beers Criteria® for potentially inappropriate medication use in older adults. Journal of the American Geriatrics Society 67(4): 674-694.
2. O'Mahony D, O'Sullivan D, Byrne S et al (2015), STOPP/START criteria for potentially inappropriate prescribing in older people: version 2. Age ageing 44(2): 213-218.
3. CDC (2022), Promoting Health for Older Adults, https://www.cdc.gov/chronicdisease/resources/publications/factsheets/promoting-health-for-older-adults.htm, ngày truy cập 01/05/2023
4. UpToDate (2023), Drug prescribing for older adults, https://www.uptodate.com/contents/drug-prescribing-for-older-adults#references, ngày truy cập 01/05/2023.
5. Maher RL, Hanlon J, Hajjar ER (2014) Clinical consequences of polypharmacy in elderly. Expert opinion on drug safety 13(1): 57-65.
6. Valdellós J, Blanco-Reina E, Aguilar-Cano L et al (2019) 2015 Beers Criteria and STOPP v2 for detecting potentially inappropriate medication in community-dwelling older people: Prevalence, profile, and risk factors. European journal of clinical pharmacology 75(10): 1459-1466.
7. Lotta J Seppala, Anne MAT Wermelink Max at al. de Vries (2018) Fall-risk-increasing drugs: a systematic review and meta-analysis: II. Psychotropics. Journal of the American Medical Directors Association 19(4): 371, 11-371. 17.
8. Jayaprakash G., Motallebzadeh N., Mohammadi E. (2019) Evaluation of rationality of geriatric patients’ prescription based on beers criteria in a tertiary care hospital in India. Open access Macedonian journal of medical sciences 7(6): 987.