Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc qua đơn thuốc kê cho bệnh nhân khám bệnh ngoại trú của một bệnh viện hạng một tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

  • Phạm Thị Lệ Cẩm Bệnh viện Thống Nhất
  • Nguyễn Thị Sáu Bệnh viện Trưng Vương
  • Nguyễn Hương Thảo Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Các vấn đề liên quan đến thuốc, đơn thuốc ngoại trú

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related problems, DRPs) trong đơn thuốc kê cho bệnh nhân ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2021 đến ngày 29/04/2021. DRPs được phân loại theo hệ thống phân loại của Mạng lưới chăm sóc dược châu Âu (PCNE) phiên bản 9.1 và mức độ ảnh hưởng lâm sàng tiềm tàng của DRPs được đánh giá bởi hai chuyên gia theo hướng dẫn của Hội đồng Điều phối Quốc gia về Báo cáo và Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc (NCC - MERP). Các yếu tố liên quan đến DRPs được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Chúng tôi khảo sát được 1280 đơn thuốc. Tuổi trung vị của BN là 63 (54-70). Hơn một nửa BN là nữ (57,9%). Tổng số DRPs được xác định là 1594, khoảng 70% bệnh nhân có ít nhất 1 DRP. DRPs phổ biến nhất là thời điểm dùng thuốc (61,3%), tiếp theo là tần suất dùng thuốc (12,8%). Các loại DRPs còn lại có tỉ lệ thấp. Tỷ lệ % DRPs gây hại cho bệnh nhân được đánh giá bởi chuyên gia 1 và chuyên gia 2 lần lượt là 7,1% và 5,5%, với mức độ đồng thuận khá (Cohen’s kappa = 0,61, p<0,05). Đơn thuốc của bệnh nhân nam, ≥ 5 thuốc, có thuốc nhóm A, nhóm M, nhóm N có nhiều nguy cơ xảy ra DRPs. Các bệnh nhân mắc bệnh lý cơ, xương, khớp và mô liên kết, đơn thuốc được kê bởi bác sĩ nam ít có nguy cơ gặp phải DRPs (p < 0,05). Kết luận: Tỉ lệ đơn thuốc có DRP khá cao. Việc cung cấp thông tin cho bác sĩ về các loại DPRs phổ biến, đặc biệt là các DRPs gây hại tiềm tàng có thể giúp giảm thiểu DRPs.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Pharmaceutical Care Network Europe (2020), https://www.pcne.org/upload/files/417_PCNE_
classification_V9-1_final.pdf, ngày truy cập 29/06/2021.
2. Truong TT, Phan NK, Vo QV et al (2019) Drug‐related problems in prescribing for coronary artery diseases in Vietnam: cross‐sectional study. Tropical Medicine & International Health 24(11): 1335-1340.
3. Nguyễn Ánh Nhựt (2019) Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại một bệnh viện ở Cần Thơ năm 2019. Chuyên đề: Hội nghị khoa học Kỹ thuật bệnh viện Nhân dân Gia Định 6(23), tr. 350-354.
4. National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention, https://www.nccmerp.org/about medication-errors, ngày truy cập 29/06/2021.
5. Nguyen TH, Le VT, Quach DN et al (2021) Drug-related problems in prescribing for pediatric outpatients in vietnam, healthcare. Multidisciplinary Digital Publishing Institute: 327.
6. Qu C, Meng L, Wang N et al (2019) Identify and categorize drug-related problems in hospitalized surgical patients in China. International journal of clinical pharmacy 41(1): 13-17.
7. Ali MAS, Khedr EMH, Ahmed FAH et al (2018) Clinical pharmacist interventions in managing drug-related problems in hospitalized patients with neurological diseases. International journal of clinical pharmacy 40(5): 1257-1264.
8. Al-Taani GM, Al-Azzam SI, Alzoubi KH et al (2017) Prediction of drug-related problems in diabetic outpatients in a number of hospitals, using a modeling approach. Drug, healthcare and patient safety 9: 65.
9. Raimbault-Chupin M, Spiesser-Robelet L, Guir V et al (2013) Drug related problems and pharmacist interventions in a geriatric unit employing electronic prescribing. International journal of clinical pharmacy 35(5): 847-853.