Đánh giá việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

  • Nguyễn Như Hồ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Thu Thuý Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

Main Article Content

Keywords

kháng sinh dự phòng, mổ lấy thai

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá tính hợ̣p lí của sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên hồ sơ bệnh án của 304 bệnh nhân mổ lấy thai được chỉ định kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật, có thời gian xuất viện từ 01/10/2021 - 31/12/2021. Tính hợp lý sử dụng KSDP được đánh giá dựa theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015. Kết quả: Trong 304 bệnh nhân mổ lấy thai, 91,1% dùng kháng sinh dự phòng là cefazolin 1g. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật tại bệnh viện là 3,6%. Có 80,9% hồ sơ kê đơn kháng sinh dự phòng hợp lý so với hướng dẫn. Tình trạng ối vỡ non, vỡ sớm (OR = 2,7, CI95% = 1,4-5,2) và phương pháp vô cảm (OR = 5,3, CI95% = 2,0-13,8) có liên quan với việc sử dụng kháng sinh không hợp lý. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nhóm chỉ định kháng sinh dự phòng hợp lý và chưa hợp lý về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và tổng chi phí của đợt điều trị. Kết luận: Kháng sinh dự phòng có tỷ lệ hợp lý cao so với hướng dẫn tuy nhiên cần tối ưu hoá việc dùng thuốc ở những bệnh nhân có tình trạng vỡ ối non hoặc dùng phương pháp vô cảm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Betran AP, Ye J, Moller A-B, Souza JP, Zhang J (2006) Trends and projections of caesarean section rates: Global and regional estimates. J BMJ Global Health 6(6): 005671. doi:10.1136/bmjgh-2021-005671.
2. Bộ Y tế (2015) Quyết định 708/QĐ - BYT ngày 02/03/2015. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh: 1-275.
3. Huỳnh Thị Ngọc Hạnh, Trần Thị Ngọc Vân, Hoàng Thy Nhạc Vũ (2017) Nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh trong dự phòng mổ sanh tại bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thực Hành, 1030(12/2016): tr. 99-102.
4. Kawakita T, Landy HJ (2017) Surgical site infections after cesarean delivery: Epidemiology, prevention and treatment. Maternal Health, Neonatology and Perinatology 3(1): 12. doi:10.1186/s40748-017-0051-3.
5. Bộ Y tế (2012) Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ: 1-21.
6. Conroy K, Koenig AF, Yu YH, Courtney A, Lee HJ, Norwitz ER (2012) Infectious morbidity after cesarean delivery: 10 strategies to reduce risk. Reviews in obstetrics & gynecology. 5(2):69-77.
7. Lê Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Minh Tâm, Huỳnh Thanh Tú (2018) Khảo sát kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y - Dược học quân sự 6, tr. 101-105.