Thực trạng dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật cắt khối u vùng bụng - chậu trên bệnh nhân ung thư tại Viện Phẫu thuật Tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Tống Thanh Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đào Hồng Mùi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dự phòng, huyết khối tĩnh mạch, ung thư, phẫu thuật cắt khối u vùng bụng – chậu

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích thực trạng dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật cắt khối u vùng bụng - chậu trên bệnh nhân ung thư tại Viện Phẫu thuật Tiêu hoá - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả quan sát tất cả bệnh nhân ung thư được phẫu thuật cắt khối u bụng - chậu tại Viện Phẫu thuật Tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong khoảng thời gian từ 01/4/2023-20/4/2023. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên trên 86 bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân được dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch chỉ chiếm 30,2% và tất cả đều bằng thuốc dự phòng đơn độc. Ở nhóm bệnh nhân được dự phòng, toàn bộ lựa chọn biện pháp dự phòng phù hợp bằng hoạt chất enoxaparin, trong đó, tỷ lệ lựa chọn liều dùng, thời điểm khởi đầu và độ dài của đợt dự phòng tối thiểu phù hợp lần lượt là 84,6%, 0% và 23,1%. Tất cả bệnh nhân ở nhóm không được dự phòng được đánh giá là dự phòng chưa phù hợp. Kết luận: Việc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch còn chưa được thường quy với khởi đầu thuốc dự phòng muộn và đa phần độ dài đợt dự phòng ngắn hơn khuyến cáo. Cần tiếp tục tìm hiểu các rào cản liên quan và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu.
2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2022) Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022.
3. Bahl V, Hu HM et al (2010) A validation study of a retrospective venous thromboembolism risk scoring method. Ann Surg 251(2): 344-50.
4. Falanga A, Ay C et al (2023) Venous thromboembolism in cancer patients: ESMO clinical practice guideline. Annals of Oncology 34(5):
452-467.
5. Gould MK, Garcia DA et al (2012) Prevention of VTE in nonorthopedic surgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest 141(2): 227-277.
6. Key Nigel S, Khorana Alok A et al (2023) Venous thromboembolism prophylaxis and treatment in patients with cancer: ASCO guideline update. Journal of Clinical Oncology 41(16): 3063-3071.
7. Krell RW, Scally CP, Wong SL, Abdelsattar ZM, Birkmeyer NJ, Fegan K, Todd J, Henke PK, Campbell DA, Hendren S (2015) Variation in hospital thromboprophylaxis practices for abdominal cancer surgery. Annals of Surgical Oncology 23.
8. Streiff MB, Holmstrom B et al (2021) Cancer-associated venous thromboembolic disease, version 2.2021, nccn clinical practice guidelines in oncology. J Natl Compr Canc Netw 19(10): 1181-1201.