Đặc điểm phân bố và mức độ kháng kháng sinh của Escherichia coli gây nhiễm khuẩn niệu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 01/5/2022 đến ngày 30/4/2023

  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thu Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

E. coli, ESBL, nhiễm khuẩn niệu, kháng kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn và đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 01/5/2022 đến ngày 30/4/2023. Đối tượng và phương pháp: Các mẫu bệnh phẩm nước tiểu của bệnh nhân được chỉ định nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ. Các xét nghiệm thực hiện theo qui trình chuẩn được công nhận đạt ISO 15189-2012. Kết quả: 6561 mẫu bệnh phẩm nước tiểu được nuôi cấy từ ngày 01/5/2022 đến ngày 30/4/2023 tỉ lệ dương tính là 15,68% (1029/6561); trong đó căn nguyên do vi khuẩn Gram (-) chiếm 73,08%, vi khuẩn Gram (+) chiếm 20,12% và nấm chiếm 6,8%. Tỷ lệ cấy khuẩn nước tiểu dương tính cao nhất ở Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (23,26%). E. coli là căn nguyên phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn niệu chiếm tỷ lệ 45,15%, và tỷ lệ phân lập E. coli cao nhất tại Trung tâm Hồi sức tích cực (10,51%). E. coli  còn nhạy cảm với các kháng sinh như: Fosfomycin (96,71%); nitrofurantoin (92,81%); nhóm carbapenem trên 90% gồm: Meropenem, imipenem, ertapenem, amikacin (81,14%) và kháng cao với các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III và các kháng sinh nhóm quinolone. Tỷ lệ vi khuẩn E. coli sinh ESBL là 60,77%. Mức độ kháng kháng sinh cao hơn ở nhóm vi khuẩn E. coli sinh ESBL so với nhóm không sinh ESBL, trừ các kháng sinh nhóm Carbapenem. Kết luận: Tỉ lệ cấy nước tiểu dương tính là 15,68%, E. coli là căn nguyên hàng đầu chiếm tỉ lệ là 45,15%. E. coli còn nhạy cảm tốt với các kháng sinh như: Fosfomycin, nhóm carbapenem và amikacine. E. coli sinh ESBL, chiếm 60,77% và kháng kháng sinh cao hơn so với các chủng không sinh men beta-lactamase, trừ các kháng sinh nhóm carbapenem.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Flores-Mireles AL, Walker JN, Caparon M, Hultgren SJ (2015) Urinary tract infections: Epidemiology, mechanisms of infection and treatment options. Nat Rev Microbiol 13(5): 269-284.
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2020) Nghiên cứu tỷ lệ và tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Quân y 103 (01/2017 – 12/2019). Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Huy Hoàng (2021) Tình hình nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản nhi - Đà Nẵng. Vietnam medical journal, 2, tr. 154-159.
4. Phan Thị Lụa (2021) Tỉ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2020. Truyền nhiễm Việt Nam, 2, tr. 58-64.
5. Bộ Y tế (2020) Báo cáo kết quả giám sát kháng kháng sinh quốc gia năm 2020.
6. Sherchan JB, Dongol A, Humagain S et al (2022) Antibiotic susceptibility pattern of bacteria causing urinary tract infection. J Nepal Health Res Counc 20(1): 218-224.
7. Gebretensaie Y, Atnafu A, Girma S, Alemu Y, Desta K (2023) Prevalence of bacterial urinary tract infection, associated risk factors, and antimicrobial resistance pattern in Addis Ababa, Ethiopia: A cross-sectional study. Infection and Drug Resistance 16: 3041-3050.
8. Saravanan M, Ramachandran B, Barabadi H (2017) The prevalence and drug resistance pattern of extended spectrum β–lactamases (ESBLs) producing Enterobacteriaceae in Africa. Microbial Pathogenesis 17: 1-51.
9. Gruszecka J, Filip R (2023) Urinary tract infections in patients hospitalized in a gastroenterology department study from a tertiary regional hospital in South-East Poland. Gastrointest Disord 5: 198- 208.
10. Lương Thị Hồng Nhung và cộng sự (2022) Đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm sinh enzyme beta lactamase phổ rộng phân lập tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018-2020. Tạp chí Y học Việt Nam tập 512 -Tháng 3-Số2 -2022, tr. 229-230.
11. Niccodem EM, Mwingwa A, Shangali A et al (2023) Predominance of multidrug-resistant bacteria causing urinary tract infections among men with prostate enlargement attending a tertiary hospital in Dar es Salaam, Tanzania. Bulletin of the National Research Centre 47: 1-10.