Thực trạng sử dụng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Kiều Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Xuân Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Đình Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Xuân Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thành Hải Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Loét dạ dày tá tràng, phác đồ, bệnh nhân ngoại trú, Helicobacter pylori

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/5/2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú có chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori dương tính. Đánh giá tính phù hợp các phác đồ điều trị trong đơn thuốc của bệnh nhân thông qua một trong các hướng dẫn điều trị của AGC 2017; Đồng thuận Maastricht V/Florence 2016 hoặc WGO 2021. Kết quả: Trong 141 đơn thuốc ngoại trú thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,96 tuổi, 73,05% là nam. Phác đồ 3 thuốc truyền thống (PAC, PAM) là phác đồ được sử dụng phổ biến nhất (lần lượt là 31,91% và 17,02%), phác đồ 4 thuốc có chứa bismuth được chỉ định với tỷ lệ cao (39,01%). Một số vấn đề không phù hợp khi kê đơn gồm: 11,35% đơn thuốc sử dụng phác đồ diệt trừ Helicobacter pylori chưa có trong các khuyến cáo, thời gian điều trị dưới 10 ngày là 7,09%, bệnh nhân sử dụng liều PPI chưa phù hợp (68,09%), trong đó metronidazole (10,34%), amoxicilin (7,23%) và bismuth (1,52%). Kết luận: Việc kê đơn thuốc điều trị Helicobacter pylori cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện vẫn còn một số ít các vấn đề chưa phù hợp. Cần cập nhật liên tục các hướng dẫn điều trị Helicobacter pylori thường xuyên và xem xét tích hợp một số phác đồ theo khuyến cáo trên phần mềm để gợi ý cho bác sĩ kê đơn hợp lý, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Eusebi LH, Zagari RM, Bazzoli F (2014) Epidemiology of Helicobacter pylori infection. Helicobacter 19(1): 1-5.
2. Malfertheiner P, Megraud F, O'Morain CA, Gisbert JP, Kuipers EJ, Axon AT, Bazzoli F, Gasbarrini A, Atherton J, Graham DY, Hunt R, Moayyedi P, Rokkas T, Rugge M, Selgrad M, Suerbaum S, Sugano K, El-Omar EM; European Helicobacter and Microbiota Study Group and Consensus panel (2017) Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report. Gut 66: 6-30.
3. Fallone CA, Chiba N, van Zanten SV, Fischbach L, Gisbert JP, Hunt RH, Jones NL, Render C, Leontiadis GI, Moayyedi P, Marshall JK (2016) The toronto consensus for the treatment of Helicobacter pylori infection in adults. Gastroenterology. Gastroenterology 151(1):51-69.e14. doi: 10.1053/j.gastro.2016.04.006.
4. Chey WD, Leontiadis GI, Howden CW, Moss SF (2017) ACG Clinical Guideline: Treatment of Helicobacter pylori infection. American Journal of Gastroenterology 112(2): 212-239.
5. Shah SC, Iyer PG, Moss SF (2021) AGA clinical practice update on the management of refractory helicobacter pylori infection: Expert review. Gastroenterology 160(5): 1831-1841.
6. Mahachai V, Vilaichone RK, Pittayanon R, Rojborwonwitaya J, Leelakusolvong S, Maneerattanaporn M, Chotivitayatarakorn P, Treeprasertsuk S, Kositchaiwat C, Pisespongsa P, Mairiang P, Rani A, Leow A, Mya SM, Lee YC, Vannarath S, Rasachak B, Chakravuth O, Aung MM, Ang TL, Sollano JD, Trong Quach D, Sansak I, Wiwattanachang O, Harnsomburana P, Syam AF, Yamaoka Y, Fock KM, Goh KL, Sugano K, Graham D (2017) Helicobacter pylori management in Asean: The Bankok Consensus Report. Gastroenterol Hepatol 33(1): 37-56.
7. Fernández Salazar L, Valle Muñoz J (2021) 2021 Guidelines on Helicobacter pylori. Coincidences and divergences between the Spanish and World Gastroenterology Organisation (WGO) guidelines. Rev Esp Enferm Dig 114(3): 129-132.
8. Nguyen LT, Nguyen VB, Tran TV, Duong HQ, Le LTT, Phuong MHT, Nguyen T (2022) Efficacy of Helicobacter pylori Eradication Based on Rabeprazole- Bismuth- Tetracycline- Tinidazole Regimen din Vietnamese Patients with Doudenal Ulcers. Gastroenterol. Insights 13: 365-376.
9. Quach DT, Mai BH, Tran MK, Dao LV, Tran HV, Vu KT, Vu KV, Pham HT, Bui HH, Ho DD, Trinh DT, Nguyen VT, Duong TH, Tran TT, Nguyen HT, Nguyen TT, Nguyen TD, Nguyen LC, Dao HV, Thai KD, Phan NT, Le LT, Vo CH, Ho PT, Nguyen TL, Le QD, Le NV, Phan HQ, Nguyen BC, Tran TT, Tran TV, Ta L (2023) Vietnam Association of Gastroenterology (VNAGE) consensus on the management of Helicobacter pylori infection.