Hiệu quả quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

  • Trần Thị Thu Quỳnh Bệnh viện đa khoa Hà Đông
  • Lê Bá Hải Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Công Thục Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
  • Đặng Bảo Tuấn Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
  • Nguyễn Thành Hải Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Tương tác thuốc - bệnh, hệ thống cảnh báo, hoạt động dược lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, thuốc tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích hiệu quả quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, so sánh giai đoạn trước can thiệp và sau can thiệp thông qua việc cảnh báo các cặp tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên phần mềm khi bác sĩ kê đơn. Giai đoạn trước can thiệp nhóm nghiên cứu rà soát tương tác thuốc tim mạch bệnh từ 09/2022 đến tháng 10/2022 và giai đoạn sau can thiệp sẽ đánh giá tác động của cảnh báo tương tác thuốc - bệnh trên phần mềm kê đơn từ tháng 01/2023 đến 02/2023. Kết quả: Bệnh nhân có tương tác thuốc tim mạch - bệnh trong mẫu nghiên cứu đều là bệnh nhân cao tuổi (trước can thiệp là 67,4 ± 11,5 và sau can thiệp là 68,8 ± 10,2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05) và sử dụng nhiều thuốc (trước can thiệp 4,6 ± 2,0 và sau can thiệp 3,2 ± 1,3 với p>0,05). Tổng số tương tác thuốc tim mạch - bệnh trước khi can thiệp là 49 lượt tương tác (0,213%) giảm còn 7 lượt (0,029%) sau can thiệp. Các cặp tương tác còn xuất hiện sau can thiệp là: Hydrochlorothiazid - suy thận nặng, bisoprolol - hen phế quản nặng và aspirin - loét dạ dày/tá tràng không kèm chảy máu. Kết luận: Cảnh báo tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên phần mềm khi bác sĩ kê đơn đã đạt được hiệu quả, tỷ lệ tương tác thuốc tim mạch - bệnh trong giai đoạn sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn trước can thiệp (p<0,05).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Horn JR, Hansten PD (2004) Computerized drug interaction alerts: Is anybody paying attention!. Pharmacy Times: 56-58.
2. Lindblad CI, Artz MB et al (2005) Potential drug-disease interactions in frail, hospitalized elderly veterans. Ann Pharmother 39(3): 412-417.
3. Shastay A (2017) The Absence of a drug-disease interaction alert leads to a Child's Death. Home Healthe Now,35(5): 285-287.
4. Schedlbauer A, Prasad V et al (2009) What evidence supports the use of computerized alerts and prompts to improve clinicians' prescribing behavior?. J Am Med Inform Assoc 16(4): 531-538.
5. Trần Thu Phương và cộng sự (2022) Xây dựng danh mục tương tác thuốc tim mạch - bệnh cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tạp chí Y Dược học, số 46, pp 65.
6. Weddle SC, Rowe AS et al (2017) Assessment of clinical pharmacy interventions to reduce outpatient use of high-risk medications in the elderly. J Manag Care Spec Pharm,23(5): 520-524.
7. Doubova Dubova SV, Reyes-Morales H et al (2007) Potential drug-drug and drug-disease interactions in prescriptions for ambulatory patients over 50 years of age in family medicine clinics in Mexico City. BMC Health Serv Res 7: 147.
8. Pugh MJ, Starmer CI et al (2011) Exposure to potentially harmful drug- disease interactions in older community-dwelling veterans based on the Healthcare Effectiveness Data and Information Set quality measure: who is at risk?. J Am Geriatr Soc 59(9): 1673-1678.
9. Schmidt MK, Andersen M et al (2020) Drug-disease interactions in Swedish senior primary care patients were dominated by non-steroid anti- inflammatory drugs and hypertension - a population-based registry study. Scand J Prim Health Care 3813): 330-339.
10. Nguyễn Thành Hải và cộng sự (2023) Hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc tim mạch-bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua phối hợp hoạt động dược lâm sàng và hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tạp chí Y học Việt Nam tạp 525 - tháng 4 - số 1a, tr. 303-307.