Phân tích hiệu quả trong quản lý tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

  • Lê Thị Đỗ Quyên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  • Đinh Thị Thanh Thủy Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  • Khuất Thị Oanh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  • Nguyễn Thành Hải Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, hoạt động dược lâm sàng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích hiệu quả trong quản lý tương tác thuốc (TTT) bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Dữ liệu y lệnh điện tử và hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân điều trị nội trú từ 01/07/2021 đến 31/12/2021 (chưa can thiệp); báo cáo lưu vết cảnh báo TTT và tư vấn của dược sĩ về xử trí TTT xuất hiện khi kê đơn từ 01/11/2022-30/04/2023 (sau can thiêp). Nghiên cứu theo thiết kế can thiệp có đánh giá trước sau. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân gặp TTT giảm có ý nghĩa thống kê từ 14,41% (trước can thiệp) xuống còn 10,09% (sau can thiệp) với p<0,05. Số đơn thuốc xuất hiện TTT chống chỉ định (CCĐ) tuyệt đối giảm đáng kể sau can thiệp, từ 95 đơn (0,11%) xuống 7 đơn (0,003%). Tỷ lệ số đơn thuốc xuất hiện TTT CCĐ có điều kiện giảm từ 2,85% (trước can thiệp) xuống 0,02% và tỷ lệ số đơn thuốc xuất hiện TTT nghiêm trọng cũng giảm từ 8,64% (trước can thiệp) xuống 0,78%, p<0,05. Kết luận: Áp dụng giải pháp kết hợp hệ thống cảnh báo TTT và hoạt động của dược sĩ lâm sàng đã mang lại hiệu quả trong phòng tránh TTT bất lợi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dechanont S, Maphanta S, Butthum B, Kongkaew C (2014) Hospital admissions/visits associated with drug-drug interactions: A systematic review and meta-analysis, Pharmacoepidemiol Drug Saf 23(5): 489-497, https://doi.org/10.1002/pds.3 592.
2. Moura CS, Acurcio FA, Belo NO (2009) Drug-drug interactions associated with length of stay and cost of hospitalization. Journal of Pharmacy & Pharmaceutical Sciences 12(3): 266-272, https://doi.org/10.18433/J35C7Z.
3. Pedrós C, Formiga F, Corbella X, Arnau JM (2016) Adverse drug reactions leading to urgent hospital admission in an elderly population: Prevalence and main features. European Journal of Clinical Pharmacology 72(2): 219-226, https://doi. org/10.1007/s00228-015-1974-0.
4. Nguyễn Thị Hạnh (2020) Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi và áp dụng trong quản lý tương tác thuốc tại khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Kiến An, Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
4. Truven Health Analytics and IBM "Micromedex 2.0", https://www.micromedexsolutions.com/ home/dispatch.
5. Wolters Kluwer, https://www.wolterskluwer.com /en/ solutions/lexicomp.
6. Bộ Y tế (2021) Quyết định 5948/QĐ-BYT ngày 30/12/2021 quyết định về việc ban hành Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
7. Shahmoradi L, Safdari R, Ahmadi H, Zahmatkeshan M (2021) Clinical decision support systems-based interventions to improve medication outcomes: A systematic literature review on features and effects. Medical Journal of The Islamic Republic of Iran 35:
27, https://doi.org/10.47176/mjiri.35.27.
8. Shahmoradi L, Safdari R, Ahmadi H, Zahmatkeshan M (2021) Clinical Decision Support Systems-based Interventions to Improve Medication Outcomes: A Systematic Literature Review on Features and Effects. Medical Journal of The Islamic Republic of Iran 35: 27, https://doi.org/10.47176/mjiri.35.27.
9. Helmons PJ, Suijkerbuijk BO, Nannan Panday PV, Kosterink JG (2015) Drug-Drug interaction checking assited by clinical decision support: A return on investment analysis. Jounal of the American Medical Informatics Association 22(4): 764-772.
10. Mazzaglia G, Piccinni C, Filippi A, Sini G, Lapi F, Sessa E, Cricelli I, Cutroneo P, Trifirò G, Cricelli C, Caputi AP (2016) Effects of a computerized decision support system in improving pharmacological management in high-risk cardiovascular patients: A cluster-randomized open-label controlled trial. Health Informatics Journal 22(2): 232-247, https://doi.org/ 10.1177/1460458214546773.
11. Hà Thị Minh Hiền (2020) Quản lý tương tác thuốc bất lợi trên người bệnh nội trú thông qua hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Timescity. Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Thúy An (2021) Quản lý tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân nội trú thông qua công cụ rà soát kê đơn điện tử và hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai. Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
13. Roshanov PS, Fernandes N, Wilczynski JM, Hemens BJ, You JJ, Handler SM, Nieuwlaat R, Souza NM, Beyene J, Van Spall HG, Garg AX, Haynes RB (2013) Features of effective computerised clinical decision support systems: Meta-regression of 162 randomised trials. BMJ 346, f657, 2013, https://doi.org/10.1136/bmj.f657.
14. Doubova Dubova SV, Reyes-Morales H et al (2007), Potential drug-drug and drug-disease interactions in prescriptions for ambulatory patients over 50 years of age in family medicine clinics in Mexico City. BMC Health Serv Res 7: 147.
15. Khuất Thị Oanh (2023) Triển khai can thiệp quản lý sử dụng linezolid thông qua hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.