Đặc điểm phân bố và mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022

  • Lê Thị Mỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vi khuẩn, kháng sinh, đề kháng, viện chấn thương chỉnh hình

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát vi khuẩn thường gặp và đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả, được thực hiện trên 639 mẫu xét nghiệm vi sinh ở các mẫu bệnh phẩm trên các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tại Viện Chấn thương Chỉnh hình năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính chiếm 40,4%. Các vi khuẩn phân lập được chủ yếu từ bệnh phẩm dịch áp xe chiếm 94,6% chủ yếu ở da và mô mềm. Vi khuẩn Gram dương chiếm 56,2%, trong đó S. aureus chiếm 46,9%. Đối với S. aureus, tỷ lệ MRSA chiếm 80% và tất cả các chủng MRSA đều còn nhạy cảm với vancomycin. Đối với E. coli, tỷ lệ ESBL (+) chiếm trên 87%, gần 100% còn nhạy với carbapenem. Kết luận: Vi khuẩn thường gặp là vi khuẩn Gram (+) chiếm 56,2% trong đó S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,9%. Đặc biệt, MRSA chiếm 80% trong số S. aureus và tất cả chủng MRSA đều còn nhạy cảm với vancomycin.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng.
2. Bệnh viện Chợ Rẫy (2020) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.
3. Nguyễn Thị Huỳnh và cộng sự (2019) Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y dược lâm sàng 108.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI) (2023) M100 performance standards for antimicrobial susceptibility testing. 33rd edition.
5. Keith S Kaye (2019) Current epidemiology, etiology, and burden of acute skin infection in the United States. PMID: 30957165.