Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh dự phòng trên phẫu thuật thay khớp tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng (DSLS) trong việc sử dụng KSDP hợp lý và khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) xảy ra trong vòng 90 ngày sau PT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, so sánh hai giai đoạn trước và sau can thiệp của DSLS trên 199 bệnh nhân (BN) PT thay khớp háng, khớp gối tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Kết quả: So với giai đoạn trước can thiệp, giai đoạn sau can thiệp có sự gia tăng tỷ lệ hợp lý chung về sử dụng KSDP tăng (2,5% lên 91,7%, p<0,001), giảm tổng chi phí trong việc sử dụng thuốc KSDP (793220 (629054-962657) VNĐ xuống 95630 (95630-95630) VNĐ, p<0,001). Tỷ lệ NKVM tại thời điểm 90 ngày sau PT ở giai đoạn sau can thiệp là 3,62%. Kết luận: Can thiệp của DSLS đã làm gia tăng tỷ lệ sử dụng KSDP hợp lý, từ đó giúp làm giảm chi phí trong việc sử dụng thuốc KSDP.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2015) Quyết định số 708/QĐ-BYT. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, tr. 53-59, 258 - 262.
3. Đỗ Bích Ngọc, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2019) Hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, gan mật tụy tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr. 178-184.
4. Huỳnh Minh Tuấn và cộng sự (2023) Nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Tạp chí Y học Việt Nam tập 524 - tháng 03 - số 02 - 2023, tr. 349-354.
5. Trần Lan Chi và các cộng sự (2018) Đánh giá tuân thủ phác đồ kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa quốc vế Vinmec Times City. Hội nghị khoa học Dược bệnh viện Hà Nội mở rộng lần thứ 6 - năm 2018.
6. Vũ Thị Thanh Tuyền, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2021) Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 25(4), tr. 146-154.
7. Bratzler DW, Dellinger EP, Olsen KM, Perl TM, Auwaerter PG, Bolon MK, Fish DN, Napolitano LM, Sawyer RG, Slain D, Steinberg JP, Weinstein RA; American Society of Health-System Pharmacists; Infectious Disease Society of America; Surgical Infection Society; Society for Healthcare Epidemiology of America (2013) Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. Am J Health Syst Pharm 70(3): 195-283.
8. Butt SZ, Ahmad M, Saeed H, Saleem Z, Javaid Z (2019) Post-surgical antibiotic prophylaxis: Impact of pharmacist's educational intervention on appropriate use of antibiotics. J Infect Public Health 12(6): 854-860.
9. Centers for Disease Control and Prevention Surgical Site Infection Event (SSI), truy cập ngày November 12, 2022, tại trang web https://www.cdc.gov/nhsn/pdfs/pscmanual/9pscssicurrent.pdf.
10. Fésüs A, Benkő R, Matuz M, Kungler-Gorácz O, Fésüs MÁ, Bazsó T, Csernátony Z, Kardos G (2021) The effect of pharmacist-led intervention on surgical antibacterial prophylaxis (SAP) at an Orthopedic Unit. Antibiotics (Basel). 10(12).
11. Gouvêa M, Novaes Cde O, Pereira DM, Iglesias AC (2015) Adherence to guidelines for surgical antibiotic prophylaxis: a review. Braz J Infect Dis 19(5): 517-524.
12. Mistry JB, Naqvi A, Chughtai M, Gwam C, Thomas M, Higuera CA, Mont MA, Delanois RE (2017) Decreasing the Incidence of surgical-site infections after total joint arthroplasty. Am J Orthop (Belle Mead NJ) 46(6): 374-387.