Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng RFA điều trị bướu giáp nhân lành tính tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Phạm Thế Đức
  • Nguyễn Khắc Hoàng
  • Đỗ Văn Quyền
  • Mai An Giang
  • Bùi Đức Nguyên
  • Phạm Thanh Oai
  • Nguyễn Thúy Hằng

Main Article Content

Keywords

Nhân tuyến giáp, lành tính, sóng cao tần, biến chứng, hiệu quả

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đổi về lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng ở bệnh nhân điều trị bướu giáp nhân lành tính bằng RFA (Radiofrequency ablation). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc đánh giá kết quả điều trị của 937 trường hợp bệnh nhân với 1175 nhân lành tính tuyến giáp điều trị RFA. Kết quả: Nữ giới chiếm 93,4%, 55% trong độ tuổi 40 - 60. Hiệu quả giảm thể tích nhân MVRR (Mean volume reduction rate) sau điều trị tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 66,2 ± 21,3%, 71,7 ± 21,1% và 72,7 ± 21,0%. 80,9% số nhân giảm trên 50% thể tích sau 12 tháng. Điểm thẩm mỹ trung bình MCS (Mean cosmetic score) giảm từ 1,2 ± 1,7 xuống 0,4 ± 0,7 và thể tích nhân trung bình giảm từ 6,1 ± 12,0mL xuống 1,8 ± 4,3mL sau 12 tháng (p<0,05). 91% bệnh nhân có điểm đau trung bình VAS (Visual analog scale) dưới 4. Tỷ lệ biến chứng chung 4% bao gồm bỏng da tại chỗ (0,3%), hội chứng Horner (0,1%), tụ máu vùng cổ (0,2%), chảy máu lan toả trong bao giáp (0,2%), khàn tiếng (3,2%). Hầu hết các biến chứng hồi phục sau 3 - 6 tháng. Kết luận: RFA là phương pháp có hiệu quả và an toàn trong điều trị bướu giáp nhân lành tính, có sự cải thiện rõ ràng về kích thước nhân trên lâm sàng và siêu âm: Giảm 72,7% thể tích nhân sau 12 tháng điều trị. Tỷ lệ biến chứng là 4%, các biến chứng hồi phục sau 3 - 6 tháng.


              Từ khóa: Nhân tuyến giáp, lành tính, sóng cao tần, biến chứng, hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Moon WJ et al (2011) Ultrasonography and the ultrasound-based management of thyroid nodules: Consensus statement and recommendations. Korean J Radiol 12(1): 1-14.
2. Bernardi S et al (2014) Radiofrequency ablation compared to surgery for the treatment of benign thyroid nodules. Int J Endocrinol 2014: 934595.
3. Kim JH et al (2018) 2017 Thyroid radiofrequency ablation guideline: Korean society of thyroid radiology. Korean J Radiol 19(4): 632-655.
4. Jeong WK et al (2008) Radiofrequency ablation of benign thyroid nodules: Safety and imaging follow-up in 236 patients. Eur Radiol 18(6): 1244-1250.
5. Baek JH, Sung JY et al (2012) Complications encountered in the treatment of benign thyroid nodules with US-guided radiofrequency ablation: A multicenter study. Radiology 261: 335-342.
6. Baek JH et al (2011) Thermal ablation for benign thyroid nodules: Radiofrequency and laser. Korean J Radiol 12(5): 525-540.
7. Kim JH, Baek JH, Lim HK et al (2018) 2017 Thyroid Radiofrequency Ablation Guideline: Korean Society of Thyroid Radiology. Korean J Radiol 19(4): 632–655.
8. Park HS et al (2017) Thyroid radiofrequency ablation: Updates on innovative devices and techniques. Korean J Radiol 18(4): 615-623.
9. Kim YS, HR, Tae K et al (2006) Radiofrequency ablation of benign cold thyroid nodules: Initial clinical experience. Thyroid 16: 361-367.
10. Baek JH et al (2009) Radiofrequency ablation for the treatment of autonomously functioning thyroid nodules. World J Surg 33(9): 1971-1977.