Đánh giá thực trạng di căn hạch ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa-dưới được phẫu thuật nội soi cắt thực quản có hoá xạ trị tiền phẫu

  • Phạm Văn Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cường Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Di căn hạch, ung thư thực quản, điều trị tân bổ trợ, phẫu thuật nội soi cắt thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự phân bố hạch di căn ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới được điều trị tân bổ trợ trước mổ, phẫu thuật nội soi cắt thực quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả ngẫu nhiên có can thiệp. Từ tháng 3/2019 tới tháng 9/2022, 76 bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa-dưới được điều trị hoá xạ trị tân bổ trợ, sau đó tiến hành phẫu thuật nội soi cắt thực quản tại Khoa Phẫu thuật Ống Tiêu hoá- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được đưa vào nghiên cứu. Các dữ liệu về đặc điểm bệnh nhân, kết quả giải phẫu bệnh về hạch được ghi nhận và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Tất cả bệnh nhân là nam giới. 7,9% bệnh nhân không điều trị đủ 5 liệu trình hoá trị. 100% được chiếu xạ tổng liều 41,4Gy. Số hạch trung bình vét được là 21,08 ± 10,83 hạch. Tổng số hạch vét được là 1602 hạch, số hạch di căn là 72 hạch. Số hạch ngực di căn trung bình, tỷ lệ hạch ngực di căn trung bình thấp hơn số hạch bụng di căn trung bình, tỷ lệ hạch bụng di căn trung bình. Không có sự khác nhau về tỷ lệ hạch di căn ở các mức độ xâm lấn khối u. Tỷ lệ hạch di căn, tỷ lệ hạch bụng di căn, tỷ lệ hạch ngực di căn ở vị trí 1/3 dưới cao hơn vị trí 1/3 giữa, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê. Ở vùng bụng, số lượng hạch vùng bụng di căn ngoài trường chiếu xạ cao hơn số hạch di căn trong vùng chiếu xạ. Kết luận: Sau điều trị hoá xạ trị tân bổ trợ, tỷ lệ di căn hạch là 4,49%. Không có sự khác nhau về tỷ lệ hạch di căn ở các mức độ xâm lấn khối u từ T0-T4. Việc nạo vét hạch theo hệ thống là cần thiết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Rice TW, Patil DT, and Blackstone EH (2017) 8th edition AJCC/UICC staging of cancers of the esophagus and esophagogastric junction: application to clinical practice. Ann Cardiothorac Surg 6(2): 119-130.
2. Koen Talsma A, Shapiro J, Looman CWN et al (2014) Lymph node retrieval during esophagectomy with and without neoadjuvant chemoradiotherapy: Prognostic and therapeutic impact on survival. Ann Surg 260(5): 786-792; discussion 792-793.
3. Shridhar R, Hoffe SE, Almhanna K et al (2013) Lymph node harvest in esophageal cancer after neoadjuvant chemoradiotherapy. Ann Surg Oncol 20(9): 3038-3043.
4. Visser E, Markar SR, Ruurda JP et al (2019) Prognostic value of lymph node yield on overall survival in esophageal cancer patients: A Systematic review and meta-analysis. Ann Surg 269(2): 261-268.
5. van Hagen P, Hulshof MCCM, van Lanschot JJB et al (2012) Preoperative chemoradiotherapy for esophageal or junctional cancer. N Engl J Med 366(22): 2074-2084.
6. Leng X, He W, Yang H et al (2021) Prognostic impact of postoperative lymph node metastases after neoadjuvant chemoradiotherapy for locally advanced squamous cell carcinoma of esophagus: From the Results of NEOCRTEC5010, a randomized multicenter study. Ann Surg 274(6): 1022-1029.
7. Hamai Y, Emi M, Ibuki Y et al (2021) Distribution of lymph node metastasis in esophageal squamous cell carcinoma after trimodal therapy. Ann Surg Oncol 28(3): 1798-1807.
8. Hagens ERC, Künzli HT, van Rijswijk AS et al (2020) Distribution of lymph node metastases in esophageal adenocarcinoma after neoadjuvant chemoradiation therapy: A prospective study. Surg Endosc 34(10): 4347-4357.
9. Oppedijk V, van der Gaast A, van Lanschot JJB et al (2014) Patterns of recurrence after surgery alone versus preoperative chemoradiotherapy and surgery in the CROSS trials. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol 32(5): 385-391.
10. Pan G, Pan H, Zhang Y et al (2019) Effects of lymph node metastasis of thoracic esophageal squamous cell carcinoma on design of radiotherapy target volume. Pak J Med Sci 35(1): 177-182.
11. Kim SY, Park S, Park IK et al (2019) Lymph node status after neoadjuvant chemoradiation therapy for esophageal cancer according to radiation field coverage. Korean J Thorac Cardiovasc Surg 52(5): 353-359.
12. Schurink B, Seesing MFJ, Goense L et al (2019) ypT0N+ status in oesophageal cancer patients: Location of residual metastatic lymph nodes with regard to the neoadjuvant radiation field. Eur J Surg Oncol J Eur Soc Surg Oncol Br Assoc Surg Oncol 45(3): 454-459.