Kết quả điều trị ung thư trực tràng được xạ trị ngắn ngày trước mổ kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng

  • Nguyễn Tô Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Dư Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật nội soi, ung thư trực tràng, xạ trị trước mổ ngắn ngày

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới được xạ trị ngắn ngày trước mổ kết hợp phẫu thuật nội soi cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 70 bệnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới giai đoạn II, III được xạ trị trước mổ ngắn ngày kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2022. Ghi nhận các số liệu về đặc điểm bệnh nhân, kết quả sớm và theo dõi 5 năm sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu 59,6 tuổi (34-80). BMI trung bình 20,5 (14,7-28,0). Tỷ lệ nam/nữ là 44/26. Tỷ lệ u 1/3 giữa là 50% và u 1/3 dưới là 50%. Đánh giá bệnh trước mổ trên MRI: Giai đoạn II là 12,9% và giai đoạn III là 87,1%. Phẫu thuật cắt trước thấp chiếm 74,3%, cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn chiếm 25,7%. Mạc treo trực tràng được cắt bỏ hoàn toàn và gần hoàn toàn tương ứng là 63,6% và 36,4%. Diện cắt đầu xa không còn tế bào u 98,0%. Diện cắt chu vi không còn tế bào u đạt 98,5%. Sau mổ giai đoạn bệnh I, II, III tương ứng là 14,3%, 64,3% và 21,4%. Có 58 bệnh nhân theo dõi được tại thời điểm 5 năm với kết quả: Xác suất sống thêm toàn bộ là 84,5%, xác suất sống thêm không bệnh là 81,0%. Tỷ lệ tái phát 12,1%. Độc tính muộn độ 3-4 gặp 12,1%. Có 3 bệnh nhân (5,2%) xuất hiện ung thư thứ hai. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng ở bệnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới được xạ trị tiền phẫu ngắn ngày là phương pháp an toàn, hiệu quả và đảm bảo nguyên tắc ung thư học. Xác suất sống thêm toàn bộ 5 năm là 84,5%, xác suất sống thêm không bệnh là 81,0%. Tỷ lệ tái phát sau 5 năm là 12,1%. Tỷ lệ xuất hiện ung thư khác chiếm 5,2%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Stearns MW, Berg JW, and Deddish MR (1961) Preoperative irradiation of cancer of the rectum. Dis. Colon Rectum 4(6): 403-408. doi: 10.1007/ BF02616572.
2. Birgisson H, Påhlman L, Gunnarsson U, and Glimelius B (2005) Occurrence of second cancers in patients treated with radiotherapy for rectal cancer. J. Clin. Oncol. Off. J. Am. Soc. Clin. Oncol 23: 6126-6131. doi: 10.1200/JCO.2005.02.543.
3. Jeong SY, Park JW, Nam BH, Kim S, Kang SB, Lim SB, Choi HS, Kim DW, Chang HJ, Kim DY, Jung KH, Kim TY, Kang GH, Chie EK, Kim SY, Sohn DK, Kim DH, Kim JS, Lee HS, Kim JH, Oh JH (2014) Open versus laparoscopic surgery for mid-rectal or low-rectal cancer after neoadjuvant chemoradiotherapy (COREAN trial): survival outcomes of an open-label, non-inferiority, randomised controlled trial. Lancet Oncol 15(7): 767-774. doi: 10.1016/S1470-2045(14)70205-0.
4. Minami H, Konishi T, Fukuoka H, Miyanari S, Murahashi S, Fukudome I, Suzuki S, Ushigome H, Nagasaki T, Akiyoshi T, Fujimoto Y, Nagayama S, Fukunaga Y, Ueno M (2017) Safety of laparoscopic surgery after preoperative short course radiotherapy for lower rectal cancer. Gan To Kagaku Ryoho 44(12): 1506-1508.
5. Kang SB, Park JW, Jeong SY, Nam BH, Choi HS, Kim DW, Lim SB, Lee TG, Kim DY, Kim JS, Chang HJ, Lee HS, Kim SY, Jung KH, Hong YS, Kim JH, Sohn DK, Kim DH, Oh JH (2010) Open versus laparoscopic surgery for mid or low rectal cancer after neoadjuvant chemoradiotherapy (COREAN trial): short-term outcomes of an open-label randomised controlled trial. Lancet Oncol 11(7): 637-645. doi: 10.1016/S1470-2045(10)70131-5.
6. Fleshman J, Branda M, Sargent DJ, Boller AM, George V, Abbas M, Peters WR Jr, Maun D, Chang G, Herline A, Fichera A, Mutch M, Wexner S, Whiteford M, Marks J, Birnbaum E, Margolin D, Larson D, Marcello P, Posner M, Read T, Monson J, Wren SM, Pisters PW, Nelson H (2015) Effect of laparoscopic-assisted resection vs open resection of stage II or III rectal cancer on pathologic outcomes: The ACOSOG Z6051 randomized clinical trial. JAMA 314(13): 1346-1355. doi: 10.1001/jama.2015.10529.
7. Stevenson AR, Solomon MJ, Lumley JW, Hewett P, Clouston AD, Gebski VJ, Davies L, Wilson K, Hague W, Simes J; ALaCaRT Investigators (2015) Effect of laparoscopic-assisted resection vs open resection on pathological outcomes in rectal cancer: The ALaCaRT randomized clinical trial. JAMA 314(13): 1356-1363. doi: 10.1001/jama.2015.12009.
8. van der Pas MH, Haglind E, Cuesta MA, Fürst A, Lacy AM, Hop WC, Bonjer HJ; COlorectal cancer Laparoscopic or Open Resection II (COLOR II) Study Group (2013) Laparoscopic versus open surgery for rectal cancer (COLOR II): Short-term outcomes of a randomised, phase 3 trial. Lancet Oncol 14(3): 210-218. doi: 10.1016/S1470-2045(13)70016-0.
9. Bonjer HJ, Deijen CL, Abis GA, Cuesta MA, van der Pas MH, de Lange-de Klerk ES, Lacy AM, Bemelman WA, Andersson J, Angenete E, Rosenberg J, Fuerst A, Haglind E; COLOR II Study Group (2015) A randomized trial of laparoscopic versus open surgery for rectal cancer. N. Engl. J. Med 372(14): 1324-1332. doi: 10.1056/NEJMoa1414882.