Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của chất làm đầy acid hyaluronic và calcium hydroxyapatite trong trẻ hóa bàn tay

  • Nguyễn Lâm Hoài Phương Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trần Nguyên Ánh Tú Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Trẻ hóa bàn tay, chất làm đầy, acid hyaluronic, calcium hydroxyapatite

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả và an toàn của hai chất làm đầy acid hyaluronic và calcium hydroxyapatite trong trẻ hóa bàn tay. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn trên 22 phụ nữ từ 27-64 tuổi, lão hóa bàn tay mức độ 2 trở lên theo thang điểm lão hóa bàn tay của Merz (Merz Hand Grading Scale- MHGS) tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng được tiêm ngẫu nhiên 1 tay với HA (Restylane lyft) và tay còn lại với CaHA (Radiesse). Thời điểm đánh giá là ngay sau tiêm, 2 tuần, 4 tuần và 12 tuần bao gồm chỉ số đau, tác dụng phụ, chỉ số cải thiện thẩm mĩ theo thang điểm Global Aesthetics Improvement Scale (GAIS), thang điểm hài lòng. Bác sĩ chuyên gia bị làm mù đánh giá chỉ số cải thiện GAIS và thang điểm lão hóa MHGS. Kết quả: Cả 2 chất làm đầy HA và CaHA đều có hiệu quả cải thiện độ lão hóa bàn tay theo thang điểm MHGS, trung bình giảm 1,6-2,3 độ lão hóa. GAIS cải thiện từ vừa đến ngoạn mục theo đánh giá của bệnh nhân và bác sĩ chuyên gia. Tất cả bệnh nhân cảm thấy hài lòng đến rất hài lòng về kết quả điều trị tại các mốc ngay sau tiêm, 2 tuần, 4 tuần, 12 tuần. Nhóm tuổi ≤ 45 hoặc MHGS trước tiêm ≤ 2 hài lòng hơn với tay tiêm CaHA, nhóm tuổi > 45 hay MHGS trước tiêm > 2 hài lòng hơn với tay tiêm HA. Tác dụng phụ bao gồm đau, phù, đỏ da ở bàn tay tiêm CaHA (54-63%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bàn tay tiêm HA (14-27%) (p<0,05), các tác dụng phụ này nhẹ và tự giới hạn trong 2-3 ngày. Không ghi nhận tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Kết luận: Hai chất làm đầy HA và CaHA đều có hiệu quả trong trẻ hóa bàn tay với tác dụng phụ nhẹ và tự giới hạn. CaHA thường gặp tác dụng phụ hơn HA.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Riyaz FR, Ozog D (2015) Hand rejuvenation. Semin Cutan Med Surg 34(3): 147-152.
2. Fathi R, Cohen JL (2016) Challenges, Considerations, and Strategies in Hand Rejuvenation. Journal of drugs in dermatology: JDD 15(7): 809-815.
3. Chandan N, Puyana C, Haber R (2023) Combination approaches to hand rejuvenation: A Review of the Literature and Discussion. Dermatologic Surgery 49(2): 164-170.
4. McGuire C, Boudreau C, Tang D (2022) Hand rejuvenation: A systematic review of techniques, outcomes, and complications. Aesthetic Plastic Surgery 46(1): 437-449.
5. Graivier MH, Lorenc ZP, Bass LM, Fitzgerald R, Goldberg DJ (2018) Calcium hydroxyapatite (CaHA) indication for hand rejuvenation. Aesthetic Surgery Journal 38(1): 24-28.
6. Khosravani N, Weber L, Patel R, Patel A (2019) The 5-step filler hand rejuvenation: filling with hyaluronic acid. Plastic and Reconstructive Surgery Global Open 7(1).
7. Sattler G, Walker T, Buxmeyer B, Biwer B (2014) Efficacy of calcium hydroxylapatite filler versus hyaluronic acid filler in hand augmentation. Aktuelle Dermatologie 40(11): 445-451.
8. Kim JS (2019) Detailed sonographic anatomy of dorsal hand augmentation with hyaluronic acid and calcium hydroxyapatite fillers. Aesthetic Surgery Journal 39(10): 1096-1106
9. Van Loghem Jani (2020) Calcium hydroxylapatite soft tissue fillers: Expert treatment techniques. CRC Press.
10. Rullan PP, Olson R, Lee KC (2020) The use of intralesional sodium thiosulfate to dissolve facial nodules from calcium hydroxylapatite. Dermatologic Surgery 46(10): 1366-1368.