Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tách đáy sẹo kết hợp laser CO2 vi điểm đồng thì so với khác thì trong điều trị sẹo rỗ do mụn trứng cá

  • Trần Quốc Bảo Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Nguyên Ánh Tú Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đoàn Văn Lợi Em Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Sẹo rỗ do mụn trứng cá, laser CO2 vi điểm, tách đáy sẹo, đồng thì, khác thì

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tách đáy sẹo kết hợp laser CO2 vi điểm đồng thì và khác thì trong điều trị sẹo rỗ do mụn trứng cá. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn so sánh nửa mặt trên 16 bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, điều trị 3 lần tách đáy sẹo kết hợp laser CO2 vi điểm cách nhau 4 tuần, đồng thì ở mặt trái, khác thì ở mặt phải. Hiệu quả điều trị được đánh giá tại tuần 4, 8 và 12. Kết quả: Không có khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả điều trị theo bệnh nhân (p = 1,000, 1,000, 0,329) và bác sĩ (p=1,000, 1,000 và 0,976). Thời gian là 1 yếu tố tác động chính có ý nghĩa đến độ nặng sẹo (p<0,001). Không có tương tác có ý nghĩa giữa thời gian và phương pháp điều trị (p=0,647), và phương pháp điều trị không tác động có ý nghĩa (p=0,835). Về tác dụng phụ, nhóm đồng thì có thời gian sưng phù dài hơn (p<0,001), thời gian nghỉ dưỡng ngắn hơn (p<0,001), đau khi laser nhiều hơn (p=0,022). Kết luận: Mặc dù sưng phù lâu hơn và đau khi laser nhiều hơn, hiệu quả điều trị và mức độ hài lòng của bệnh nhân giữa 2 phương pháp kết hợp là tương đương, và thời gian nghỉ dưỡng khi điều trị đồng thì ngắn hơn so với điều trị khác thì.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tan JK and Bhate K (2015) A global perspective on the epidemiology of acne. Br J Dermatol 172(1): 3-12.
2. Shalita, Alan R, Del Rosso, James Q, and Webster, Guy F (2011) Acne vulgaris. Informa Healthcare, New York.
3. Bhargava S, Cunha PR, Lee J, Kroumpouzos G (2018) Acne scarring management: Systematic review and evaluation of the evidence. Am J Clin Dermatol 19(4): 459-477.
4. Lee SJ, Suh DH, Chang KY, Kim HJ, Kim TI, Jeong KH, Shin MK, Song KY (2016) The efficacy and safety of subcision using CO2 gas combined with fractional laser for acne scars: Clinical and microscopic evaluation. J Cosmet Laser Ther 18(7): 417-420.
5. Anupama YG and Wahab AJ (2016) Effectiveness of CO2 laser with subcision in patients with acne scars. J Cosmet Laser Ther 18(7): 367-371.
6. Abdel Kareem IM, Fouad, MA, and Ibrahim MK (2020) Effectiveness of subcision using carboxytherapy plus fractional carbon dioxide laser resurfacing in the treatment of atrophic acne scars: Comparative split face study. J Dermatolog Treat 31(3): 296-299.
7. Nilforoushzadeh MA, Faghihi G, Jaffary F, Haftbaradaran E, Hoseini SM, Mazaheri N (2017) Fractional carbon dioxide laser and its combination with subcision in improving atrophic acne scars. Adv Biomed Res 6: 20.
8. Taylor MB, Zaleski-Larsen L, and McGraw TA (2017) Single session treatment of rolling acne scars using tumescent anesthesia, 20% trichloracetic acid extensive subcision, and fractional CO2 laser. Dermatol Surg 43(1): 70-74.
9. Xu Y and Deng Y (2018) Ablative fractional CO2 laser for facial atrophic acne scars. Facial Plast Surg 34(2): 205-219.
10. Dadkhahfar S, Robati RM, Gheisari M, Moravvej H (2020) Subcision: Indications, adverse reactions, and pearls. J Cosmet Dermatol 19(5): 1029-1038.