Mối liên quan giữa nồng độ IGF-1 trong huyết thanh và độ nặng của bệnh nhân trứng cá thông thường

  • Nguyễn Hoàng Khiêm Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Thị Hồng Chuyên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

IGF-1, độ nặng, mụn trứng cá thông thường

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ IGF-1 trong huyết thanh và độ nặng của bệnh trứng cá thông thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trên 59 bệnh nhân mụn trứng cá thông thường thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu. Kết quả: Trứng cá mụn mủ chiếm tỷ lệ cao nhất (45,8%). Mức độ nặng trung bình theo GAGS chiếm tỷ lệ cao nhất (50,8%), điểm số GAGS trung bình là 20,85 ± 5,55 điểm. Nồng độ IGF-1 trong huyết thanh giữa các mức độ nặng khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nồng độ IGF-1 huyết thanh ở nhóm mức độ nặng và mức độ trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm mức độ nhẹ (p đều bằng 0,001). Nồng độ IGF-1 trong huyết thanh và điểm số GAGS có tương quan thuận ở mức độ khá chặt (hệ số tương quan Pearson r = 0,615, p<0,001, r2=0,379). Kết luận: Trứng cá mụn mủ thường gặp nhất. Nồng độ IGF-1 huyết thanh giữa các mức độ nặng khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê, đồng thời có sự tương quan thuận mức độ khá chặt giữa nồng độ IGF-1 huyết thanh với điểm số GAGS.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Minh (2006) Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá trên học sinh phổ thông trung học cơ sở. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013) Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn trứng cá của bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Thị Thúy Phượng (2017) Nồng độ Homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin uống. Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kang S, Amagai M, Bruckner LA et al (2019) Acne Vulgaris. Fitzpatrick’s Dermatology 1(9): 1391-1418.
5. Melnik BC, Schmitz G (2009) Role of insulin, insulin-like growth factor-1, hyperglycemic food and milk consumption in the pathogenesis of acne vulgaris. Exp Dermatol 18: 833-841.
6. Rahaman AMS, De D, Handa S et al (2016) Association of insulin-like growth factor (IGF)-1 gene polymorphisms with plasma levels of IGF-1 and acne severity. J Am Acad Dermatol 75(4): 768-773.