Kết quả bước đầu đặc điểm vi khuẩn trong dịch mật ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng

  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thùy Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trương Thị Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm đường mật, cấy khuẩn dịch mật, nhạy cảm kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm vi khuẩn trong dịch mật ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng và mức độ nhạy cảm với các kháng sinh đang được sử dụng hiện nay. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023, 93 bệnh nhân viêm đường mật do sỏi ống mật chủ, được can thiệp ERCP; lấy dịch mật nuôi cấy vi khuẩn ái khí. Vi khuẩn trong dịch mật được định danh bằng hệ thống tự động và làm kháng sinh đồ bằng hệ thống VITEK 2 Compact. Kết quả: Độ tuổi trung bình: 67,43 ± 15,49. Tỷ lệ cấy dịch mật dương tính là 87,1%. Đa số phân lập được 1 loài vi khuẩn, vi khuẩn Gram âm chiếm 86,4%. Escherichia coli (E. coli) được phân lập nhiều nhất ở cả dịch mật và máu (53,8% và 75%). E. coli còn nhạy cảm tốt với kháng sinh amikacin, nhóm carbapenems, pipercillin - tazobactam; tỷ lệ kháng cao với cephalosporin thế hệ 3 và 4, quinolon. Tỷ lệ trùng lặp vi khuẩn giữa dịch mật và máu đạt 88,9% ở những bệnh nhân có kết quả cấy máu và cấy dịch mật dương tính. Kết luận: E. coli là căn nguyên vi khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm đường mật do sỏi ống mật chủ; còn nhạy cảm tốt với amikacin và nhóm carbapenems. Kết quả vi khuẩn phân lập từ dịch mật có thể được sử dụng làm căn cứ lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2012) Nghiên cứu nội soi mật tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị sỏi, giun ống mật chủ tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Tạp chí Y dược học Quân sự, 4, tr. 65-70.
2. Chandra S, Klair JS, Soota K, Livorsi DJ, Johlin FC (2019) Endoscopic retrograde cholangio-pancreatography-obtained bile culture can guide antibiotic therapy in acute cholangitis. Dig Dis 37(2): 155-160.
3. Effenberger M, Al-Zoairy R, Gstir R, Graziadei I, Schwaighofer H, Tilg H, Zoller H (2023) Transmission of oral microbiota to the biliary tract during endoscopic retrograde cholangiography. BMC Gastroenterol 23(1): 103.
4. Gromski MA, Gutta A, Lehman GA, Tong Y, Fogel EL, Watkins JL, Easler JJ, Bick BL, McHenry L, Beeler C, Relich RF, Schmitt BH, Sherman S (2022) Microbiology of bile aspirates obtained at ERCP in patients with suspected acute cholangitis. Endoscopy 54(11): 1045-1052. doi: 10.1055/a-1790-1314.
5. Gu XX, Zhang MP, Zhao YF, Huang GM (2020) Clinical and microbiological characteristics of patients with biliary disease. World J Gastroenterol 26(14): 1638-1646.
6. Kiriyama S, Kozaka K, Takada T et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholangitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 17-30.
7. Larsen S, Russell RV, Ockert LK, Spanos S, Travis HS, Ehlers LH, Mærkedahl A (2020) Rate and impact of duodenoscope contamination: A systematic review and meta-analysis. EClinicalMedicine 25: 100451.
8. Lavillegrand JR, Mercier-Des-Rochettes E, Baron E, Pène F, Contou D, Favory R, Préau S, Galbois A, Molliere C, Miailhe AF, Reignier J, Monchi M, Pichereau C, Thietart S, Vieille T, Piton G, Preda G, Abdallah I, Camus M, Maury E, Guidet B, Dumas G, Ait-Oufella H (2021) Acute cholangitis in intensive care units: Clinical, biological, microbiological spectrum and risk factors for mortality: A multicenter study. Crit Care 25(1): 49.
9. Miura F, Okamoto K, Takada T et al (2018) Tokyo Guidelines 2018: Initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis. J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 31-40.
10. Reiter FP, Obermeier W, Jung J, Denk G, Mahajan UM, De Toni EN, Schirra J, Mayerle J, Schulz C (2021) Prevalence, Resistance Rates, and Risk Factors of Pathogens in Routine Bile Cultures Obtained during Endoscopic Retrograde Cholangiography. Dig Dis 39(1): 42-51.
11. Salvador VB, Lozada, MC and Consunji RJ (2011) Microbiology and antibiotic susceptibility of organisms in bile cultures from patients with and without cholangitis at an Asian academic medical center. Surg Infect (Larchmt) 12(2): 105-111.
12. Zhao C, Liu S, Bai X, Song J, Fan Q, Chen J (2022) A retrospective study on bile culture and antibiotic susceptibility patterns of patients with biliary tract infections. Evid Based Complement Alternat Med: 9255444.