Hiệu quả phương pháp tiêm phức hợp 5-fluorouracil và hyaluronidase trong điều trị sẹo lồi do bệnh trứng cá

  • Châu Văn Trở
  • Nguyễn Thị Diễm Thu
  • Trần Ngọc Ánh

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá, sẹo lồi, 5-fluorouracil

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tiêm phức hợp 5-fluorouracil và hyaluronidase trong điều trị sẹo lồi do bệnh trứng cá. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, bị sẹo lồi do bệnh trứng cá tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2017. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được tiến hành điều trị: Bôi emla 5%®, 30 phút sau tiêm trong sẹo 5-fluorouracil và hyaluronidase, liều 0,2ml/cm2 sẹo, mỗi tuần 1 lần. Đánh giá hiệu quả ở tuần 4, 8, 12, 16 và sau điều trị 1, 3 tháng theo tiêu chuẩn của Henderson và El-Tonsy, mức độ cải thiện theo Shivaswamy KN. Làm công thức máu trước và mỗi tháng trong quá trình điều trị để theo dõi tác dụng phụ. Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Khoa học của Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu được xử lý bằng Stata 20.0. Kết quả: Nam chiếm 86,7%, nhóm tuổi 20 - 30 tuổi chiếm 83,3%, sinh viên - học sinh chiếm 43,3%. Sẹo lồi < 2 năm là 46,7%, triệu chứng: Ngứa là 66,7%, màu hồng là 60%, ở ngực là 46,7%, < 5cm2 là 73,3%. Số lần tiêm thuốc trung bình 10,9 ± 2,1, 63,3% bệnh nhân đáp ứng tốt. Không có bệnh nhân nào rối loạn công thức máu, 100% đau nhẹ. Không có tái phát sau điều trị 3, 6 tháng. Kết luận: Tiêm trong thương tổn 5-fluorouracil + hyaluronidase là phương pháp mới, hiệu quả cao, an toàn, ít tái phát trong điều trị sẹo lồi do bệnh trứng cá.


Từ khóa: Bệnh trứng cá, sẹo lồi, 5-fluorouracil.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Khoa (2015) Hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng phẫu thuật cắt bỏ kết hợp tiêm triamcinolone scetonide nội thương tổn. Luận văn Chuyên Khoa II Chuyên ngành Da Liễu, tr. 3.
2. Gupta S, Kalra A (2002) Efficacy and safety of intralesional 5-fluorouracil in the treatment of keloids. Dermatology 204(2): 130-132.
3. Shivaswamy KN, Shyamprasad AI, Shumathy TK, Suparna MY (2015) Clinical efficacy of low dose intralesional 5-fluorouracil (5-fluorouracil) in the treatment of keloids. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences 4(97): 16230-16234.
4. Kontochristopoulos G, Stefanaki C, Panagiotopoulos A et al (2005) Intralesional 5-fluorouracil in the treatment of keloids: An open clinical and histopathologic study. J Am Acad Dermatol 52: 474-479.
5. Mutalik S, Patwardhan N (2008) Use of injection five fluorouracil (FFU) with or without injection trimacinolone in the management of hypertrophic scars and keloids. J Cutan Aesthet Surg 1(1): 36.
6. Nanda S, Reddy BS (2004) Intralesional 5-fluorouracil as a treatment modality of keloids. Dermatol Surg 30: 54-56.
7. Prabhu A, Sreekar H, Powar R, Uppin VM (2012) A randomized controlled trial comparing the efficacy of intralesional 5-fluorouracil versus triamcinolone acetonide in the treatment of keloids. J Sci Soc 39: 19-25.
8. Saha AK, Mukhopadhyay M (2012) A comparative clinical study on role of 5-flurouracil versus triamcinolone in the treatment of keloids. Indian J Surg 74: 326-329.
9. Saurabh S, Roopam B, Amit G (2012) Treatment of small keloids with intralesional 5-flurouracil alone vs. intralesional triamcinolone acetonide with 5-flurouracil. Journal of Pakistan Association of Dermatologists 22: 35-40.