Tình trạng mệt mỏi và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng/hộ sinh trong Hệ thống Y tế Vinmec năm 2022

  • Nguyễn Thị Phương Lan Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Main Article Content

Keywords

Burnout, ý định từ bỏ công việc, Vinmec, năm 2022

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Mô tả tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng/hộ sinh trong hệ thống y tế Vinmec năm 2022; 2) Đánh giá các yếu tố dự báo tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng/hộ sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trong nghiên cứu này trên 400 điều dưỡng/hộ sinh tại các bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec. Bộ câu hỏi về nhân khẩu học, tình trạng mệt mỏi của nhân viên y tế, ý định từ bỏ công việc được dùng trong nghiên cứu này. Sử dụng thống kê mô tả, và phân tích hồi quy đa biến để mô tả mối tương quan tình trạng mệt mỏi và các yếu tố dự báo đến tình trạng mệt mỏi của điều dưỡng/hộ sinh. Kết quả: Điểm trung bình của 3 khía cạnh của mệt mỏi lần lượt là 1,93 (mệt mỏi về cảm xúc), 0,72 (tính tiêu cực), 4,94 (hiệu quả các nhân). Chức danh và ý định từ bỏ công việc là những yếu tố độc lập dự báo tình trạng mệt mỏi ở điều dưỡng/hộ sinh. Kết luận: Nghiên cứu này đã chỉ ra được mức độ mệt mỏi và những yếu tố độc lập tiên lượng đến tình trạng mệt mỏi, từ đó xây dựng được chương trình can thiệp hiệu quả để làm giảm tình trạng mệt mỏi ở điều dưỡng/hộ sinh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Alfuqaha OA, Alkawareek MY, Alsharah HS (2019) Self-evaluation and professional status as predictors of burnout among nurses in Jordan. (in eng), PLoS One 14(3): 0213935 doi: 10.1371/journal.pone. 0213935.
2. Filho FA, Rodrigues MCS, Cimiotti JP (2019) Burnout in brazilian intensive care units: A comparison of nurses and nurse technicians. (in eng) AACN Adv Crit Care 30(1): 16-21. doi: 10.4037/aacnacc2019222.
3. Choi EPH, Hui BPH, Wan EYF (2020) Depression and Anxiety in Hong Kong during COVID-19. Int J Environ Res Public Health 17(10): 3740. doi: 10.3390/ijerph17103740.
4. Guerra G, Gutiérrez-Calderón E, Salgado de Snyder N, Borja-Aburto VH, Martínez-Valle A, González-Block MÁ (2018) Loss of job-related right to healthcare associated with employment turnover: challenges for the Mexican health system. BMC Health Serv Res 18(1): 457. doi: 10.1186/s12913-018-3283-7.
5. Hamaideh SH (2011) Burnout, social support, and job satisfaction among Jordanian mental health nurses. Issues Ment Health Nurs 32(4): 234-242. doi: 10.3109/01612840.2010.546494.
6. Hämmig O (2018) Explaining burnout and the intention to leave the profession among health professionals - a cross-sectional study in a hospital setting in Switzerland. BMC Health Serv Res 18(1): 785. doi: 10.1186/s12913-018-3556-1.
7. Hoedl M, Eglseer D, Bauer S (2021) Associations between personal protective equipment and nursing staff stress during the COVID-19 pandemic. J Nurs Manag 29(8): 2374-2382. doi: 10.1111/jonm.13400.
8. Zhang Y, Wu X, Wan X, Hayter M, Wu J, Li S, Hu Y, Yuan Y, Liu Y, Cao C, Gong W (2019) Relationship between burnout and intention to leave amongst clinical nurses: The role of spiritual climate. J Nurs Manag 27(6): 1285-1293. doi: 10.1111/jonm.12810.
9. Chen YC, Guo YL, Lin LC et al (2020) Development of the Nurses' Occupational Stressor Scale. Int J Environ Res Public Health 17(2): 649. doi: 10.3390/ijerph17020649.
10. Maslach C, Jackson SE, Leiter MP (1996) Maslach Burnout Inventory. Palo Alto, CA: Consulting Psychologists Press.