Kết quả bước đầu tạo khối tế bào gốc tủy xương tự thân ở bệnh nhân xơ gan do rượu

  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Tuệ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Duy Nhàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Ngọc Lê Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tế bào gốc, tuỷ xương, xơ gan mất bù, do rượu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của quy trình tạo khối tế bào gốc từ dịch tủy xương ở bệnh nhân xơ gan rượu mất bù bằng phương pháp ly tâm theo gradient tỷ trọng tế bào. Đối tượng và phương pháp: 10 bệnh nhân nam xơ gan rượu mất bù từ 34-59 tuổi, mỗi bệnh nhân được chọc hút 240ml dịch tủy xương từ xương chậu, chống đông bằng 60ml dung dịch heparin, thực hiện quy trình chiết tách và cô đặc giảm thể tích bằng phương pháp ly tâm theo gradient tỷ trọng tế bào. Kết quả: Khối tế bào gốc sản phẩm có nồng độ tế bào có nhân là 34,13 ± 26,41G/l, nồng độ tế bào gốc tạo máu CD34+ là 534,28 ± 316,97 tế bào/µl, tỷ lệ tế bào gốc tạo máu CD34+ sống là 88,65 ± 10,09%. 100% khối tế bào gốc thu được đều âm tính với cấy khuẩn, cấy nấm. Hiệu quả loại bỏ bạch cầu đoạn trung tính là 83,02 ± 15,39%; hồng cầu, huyết sắc tố lần lượt là 99,09 ± 1,51% và 99,37 ± 1,29%. Số lượng tế bào gốc tạo máu CD34+ là 16,03 ± 9,48×106 TB, tương ứng với tỷ lệ thu hồi 59,88 ± 22,59%. Kết luận: Quy trình tạo khối tế bào gốc từ tủy xương ở bệnh nhân xơ gan do rượu mất bù đã loại bỏ gần hoàn toàn được các thành phần như bạch cầu đoạn trung tính, hồng cầu, huyết sắc tố và thu được khối tế bào gốc với đậm độ và tỷ lệ tế bào phù hợp cho điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Khosravi B, Pourahmad S, Bahreini A, Nikeghbalian S, Mehrdad G (2015) Five years survival of patients after liver transplantation and its effective factors by neural network and cox poroportional hazard regression models. Hepatitis Monthly 15(9).
2. Grove JE, Bruscia E, Krause DS (2004) Plasticity of bone marrow–derived stem cells. Stem cell 22(4): 487-500.
3. Đào Trường Giang, Trần Việt Tú, Bùi Tiến Sỹ, Mai Hồng Bàng và cộng sự (2020) Nghiên cứu đặc điểm tủy xương và kết quả thu gom khối tế bào gốc tủy xương ở bệnh nhân xơ gan mất bù do rượu. Tạp chí Y dược học Quân sự, 3, tr. 36-41.
4. Basra S, Anand BS (2011) Definition, epidemiology and magnitude of alcoholic hepatitis. World Journal of Hepatology 3(5): 108.
5. Nguyễn Hoàng Ngọc, Lý Tuấn Khải, Nguyễn Văn Tuyến và Hồ Xuân Trường (2020) Evaluatin of the effectiveness of the procedures of creating autologous stem cell product derived bone marrow fluid for treatment of ischemic stroke patients. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 3, tr. 54-49.
6. Hernández P, Cortina L, Artaza H, Pol N et al (2007) Autologous bone-marrow mononuclear cell implantation in patients with severe lower limb ischaemia: A comparison of using blood cell separator and Ficoll density gradient centrifugation. Atherosclerosis Jounal 194(2): 52-56.
7. Lý Tuấn Khải và Nguyễn Thanh Bình (2011) Nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc tự thân sử dụng để điều trị một số tổn thương xương khớp và mối tương quan với kết quả điều trị. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 3, tr. 52-55.
8. Lý Tuấn Khải và Phan Tuấn Đạt (2014) Nghiên cứu hiệu quả tách tế bào gốc từ dịch tủy xương bằng máy tự động ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 4 (9), tr. 114-119.
9. Gangji V, Hauzeur JP, Matos C, De Maertelaer V, Toungouz M, Lambermont M (2004) Treatment of osteonecrosis of the femoral head with implantation of autologous bone-marrow cells: A pilot study. Journal of Bone and Joint Surgery 86(6): 1153-1160.
10. Trần Công Toại (2008) Nghiên cứu qui trình phân lập, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc tủy xương, hướng đến ghép điều trị bệnh lý tổn thương xương. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 12, tr. 58-64.