Hiệu quả của tia cực tím B dải hẹp trong điều trị bạch biến tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ

  • Từ Tuyết Tâm Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ
  • Văn Thế Trung Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Lệ Quyên Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ
  • Lê Văn Đạt Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ

Main Article Content

Keywords

Bạch biến, UVB dải hẹp, UVB 308nm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch biến bằng tia cực tím B (UVB) 308nm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc trên 58 bệnh nhân bạch biến được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ từ tháng 5/2020 đến tháng 11/2020. Bệnh nhân được chiếu tia UVB 308nm × 1 lần/tuần, liều khởi đầu theo khuyến cáo của nhà sản xuất (VTRAC, Photomedex, USA), và điều chỉnh liều để đạt được liều đỏ da tối thiểu (MED). Đánh giá hiệu quả sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng bằng thang điểm VASI. Kết quả: 67,2% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 6 tháng đến 2 năm. Có 20,7% bệnh nhân có chỉ số VIDA +1 và +2. Sau 1 tháng nhóm đáp ứng tốt đạt 8,7% tăng lên 72,5% sau 3 tháng (p<0,05). Sang thương ở vùng mặt có đáp ứng tốt hơn vùng khác. Bệnh bạch biến khu trú đáp ứng tốt hơn với điều trị. Tác dụng phụ nhẹ và không thường gặp. Tỷ lệ bệnh nhân bị tăng sắc tố quanh tổn thương lần lượt là 8,6%, đỏ da kéo dài là 6,8% và bỏng nước 3,4%. Kết luận: UVB dải hẹp 308nm an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh bạch biến.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017) Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu, tr. 56-58.
2. Phan Ngọc Huy và Nguyễn Trọng Hào (2020) Mức độ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân bạch biến. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 4. (Phụ bản Tập số 24), tr. 26-32.
3. Đỗ Thị Hồng Nhung (2017) Hiệu quả điều trị của bệnh bạch biến bằng chiếu tia cực tím UVB dải hẹp 311nm. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Thị Hoài Thu và Phạm Thị Lan (2018) Hiệu quả điều trị bệnh bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus và chiếu UVB dãi hẹp. Tạp chí Y học Việt Nam, 2(470), tr. 81-84.
5. Ali Alikhan, Lesley M Felsten, Meaghan Daly, Vesna Petronic-Rosic (2011) Vitiligo: A comprehensive overview. Journal of the American Academy of Dermatology 65(3): 473-491.
6. Anbar TS, Westerhof W, Abdel-Rahman AT, El-Khayyat MA (2006) Evaluation of the effects of NB-UVB in both segmental and non-segmental vitiligo affecting different body sites. Photodermatol Photoimmunol Photomed 22(3): 157-63.
7. Grimes PE, Sevall JS, and Vojdani A (1996) Cytomegalovirus DNA identified in skin biopsy specimens of patients with vitiligo. J Am Acad Dermatol 35(1): 21-26.
8. Kishan Kumar YH, Rao GR, Gopal KV, Shanti G, Rao KV (2009) Evaluation of narrow-band UVB phototherapy in 150 patients with vitiligo. Indian J Dermatol Venereol Leprol 75(2): 162-166.
9. Komen L, da Graça V, Wolkerstorfer A, de Rie MA, Terwee CB, van der Veen JP (2015) Vitiligo Area Scoring Index and Vitiligo European Task Force assessment: reliable and responsive instruments to measure the degree of depigmentation in vitiligo. British journal of dermatology 172(2): 437-443.
10. Nordal EJ, Guleng GE, and Rönnevig JR (2011) Treatment of vitiligo with narrowband-UVB (TL01) combined with tacrolimus ointment (0.1%) vs. placebo ointment, a randomized right/left double-blind comparative study. J Eur Acad Dermatol Venereol 25(12): 1440-1443.
11. Sehgal VN and Srivastava G (2007) Vitiligo: compendium of clinico-epidemiological features. Indian J Dermatol Venereol Leprol 73(3): 149-156.