Hình thái vùng nối dạ dày - thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới bằng kỹ thuật HRM ở bệnh nhân có thoát vị hoành trượt trên nội soi
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình thái vùng nối dạ dày - thực quản (EGJ) và áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) bằng kỹ thuật HRM và khảo sát một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân có thoát vị hoành trượt trên nội soi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến hành ở bệnh nhân có thoát vị hoành trượt trên nội soi dạ dày được tiến hành đo HRM tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019. Kết quả nội soi, áp lực LES, và hình thái EGJ được thu thập vào và so sánh. Kết quả: 36 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn. Tỷ lệ hình thái EGJ type I, type II và type III lần lượt là 44,4%, 27,8% và 27,8%. 27,8% bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị hoành trên HRM. Áp lực LES trung bình là 14,52 ± 7,86mmHg. Giá trị IRP 4s trung bình là: 4,12 ± 3,43mmHg. Có 38,9% bệnh nhân có áp lực LES thấp và 75% bệnh nhân có IRP 4s thấp. Không có sự khác biệt về áp lực LES trung bình giữa các nhóm về giới, BMI, điểm GERD Q, phân độ Hill, hình thái EGJ trên kỹ thuật HRM. Kết luận: Tỷ lệ EGJ type III ở nhóm có thoát vị hoành trượt trên nội soi thấp. Không có mối liên quan giữa hình thái EGJ và áp lực cơ thắt thực quản dưới với phân độ Hill trên nội soi.
Từ khóa: Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao, cơ thắt thực quản dưới, thoát vị hoành.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bredenoord AJ, Weusten BLAM, Timmer R et al (2006) Intermittent spatial separation of diaphragm and lower esophageal sphincter favors acidic and weakly acidic reflux. Gastroenterology 130(2): 334-340.
3. Gordon C, Kang JY, Neild PJ et al (2004) The role of the hiatus hernia in gastro-oesophageal reflux disease. Aliment Pharmacol Ther 20(7): 719-732.
4. Gao F, Leach S, Hao JY et al (2015) Comparisons of esophageal function tests between Chinese and British patients with gastroesophageal reflux disease. Gastroenterol Res Pract: 127275.
5. Hill LD, Kozarek RA, Kraemer SJ et al (1996) The gastroesophageal flap valve: In vitro and in vivo observations. Gastrointest Endosc 44(5): 541-547.
6. Kahrilas PJ, Kim HC and Pandolfino JE (2008) Approaches to the diagnosis and grading of hiatal hernia. Best Pract Res Clin Gastroenterol 22(4): 601-616.
7. Kahrilas PJ, Bredenoord AJ, Fox M et al (2015) The Chicago classification of esophageal motility disorders, v3.0. Neurogastroenterol Motil Off J Eur Gastrointest Motil Soc 27(2): 160-174.
8. Khajanchee YS, Cassera MA, Swanström LL et al (2013) Diagnosis of Type-I hiatal hernia: a comparison of high-resolution manometry and endoscopy. Dis Esophagus Off J Int Soc Dis Esophagus 26(1): 1-6.
9. Savas N, Dagli U and Sahin B (2008) The effect of hiatal hernia on gastroesophageal reflux disease and influence on proximal and distal esophageal reflux. Dig Dis Sci 53(9): 2380-2386.
10. Weijenborg PW, van Hoeij FB, Smout AJPM et al (2015) Accuracy of hiatal hernia detection with esophageal high-resolution manometry. Neurogastroenterol Motil Off J Eur Gastrointest Motil Soc 27(2): 293-299.