Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nấm da do vi nấm sợi tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận năm 2019

  • Châu Văn Trở
  • Lê Huỳnh Phúc

Main Article Content

Keywords

Nấm da, vi nấm sợi

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nấm da do vi nấm sợi đến khám tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 196 bệnh nhân bị nấm da do vi nấm sợi đến khám tại Phòng khám Ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận từ tháng 2/2019 đến tháng 10/2019. Chẩn đoán nấm da dựa vào lâm sàng + soi tươi trực tiếp bệnh phẩm lấy từ thương tổn da. Kết quả: Nữ chiếm 55,6%, tuổi trung bình 36 ± 2,5 tuổi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 21 - 40 (54,6%), nơi ở nông thôn chiếm 63,3%, tiền sử gia đình bị nấm da chiếm 53,1%. Hơn 45% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 6 tháng. Triệu chứng ngứa (65,8%), đau rát da (52,6%). Hình dạng tổn thương đa cung 83,7%, thương tổn lành ở trung tâm chiếm 66,3%, bề mặt có vảy 70,9%, vị trí thường gặp nhất là thân, diện tích thương tổn ≤ 5% diện tích cơ thể chiếm 90,3%. Kết luận: Bệnh nấm da do vi nấm sợi ở Bệnh viện Da liễu Bình Thuận có một số đặc điểm: Tuổi trung niên, sống vùng nông thôn, gia đình có người bị nấm, thời gian bệnh kéo dài, đa số thương tổn cơ bản điển hình.


Từ khóa: Nấm da, vi nấm sợi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Ân, Nguyễn Hoàng Lan (2015) Tình hình bệnh nấm da ở công nhân xí nghiệp Thắng Lợi tỉnh Bình Định. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, Số 6, tr. 149.
2. Nguyễn Thái Dũng (2017) Nghiên cứu một số đặc điểm và kết quả điều trị nấm da ở Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm chống Phong-Da Liễu Nghệ An. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Sốt rét- Ký Sinh trùng-Côn trùng Trung ương,
3. Hồ Thị Ngọc Khương (2017) Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi nấm học của bệnh nấm da do vi nấm sợi tơ tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn CKII, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tr. 1-70.
4. Agarwal (2014) Clinico-mycologocal study of dermatophytes in a tertiary care centre in northwest India. Indian Journal of Dermatology Venereology and Leprology 80(2): 194.
5. Chadeganipour M (2016) A 10-year study of dermatophytoses in Isfahan. J Clin Lab Anal 30(2): 103-107.
6. Mahalakshmi Apoorva R et al (2017) Dermatophytosis: Clinical profile and association between socio-demographic factors and duration of infection. Int J Res Dermatol 3(2): 282-285.
7. Pires CA et al (2014) Clinical, epidemiological, and therapeutic profile of Dermatophytosis. An Bras Dermatol 89(2): 259–264.
8. Teklebirhan G et al (2015) Prevalence of dermatophytic infection and the spectrum of dermatophytes in patients attending a tertiary Hospital in Addis Ababa, Ethiopia. International Journal of Microbiology 2015: 653419.
9. Verma Madhu R et al (2017) The great Indian epidemic of superficial dermatophytosis: An appraisal. Indian J Dermatol 62: 227-236.