Đánh giá kết quả điều trị viêm tuỷ răng có hồi phục được chụp tuỷ trực tiếp bằng mineral trioxide aggregate

  • Lưu Hà Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tạ Thu Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Hương Quỳnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cấn Thị Lương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Minh Quân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm tủy có hồi phục, chụp tủy trực tiếp, mineral trioxide aggregate

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm tuỷ răng có hồi phục được chụp tuỷ trực tiếp bằng mineral trioxide aggregate (MTA). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 21 bệnh nhân được chụp tủy trực tiếp bằng MTA tại Khoa Răng miệng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 5/2022 đến tháng 01/2023 theo phương pháp nghiên cứu can thiệp không đối chứng. Các răng này được chụp tủy trực tiếp bằng MTA theo cùng một quy trình. Kết quả điều trị được đánh giá sau 6 tháng theo nguyên nhân gây bệnh, vị trí tổn thương, vị trí tủy hở. Kết quả: Sau 6 tháng theo dõi, chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ răng có kết quả điều trị “Thành công” là 90,5%, “Thất bại” là 9,5% (2 trường hợp “thất bại” đã được lấy tủy toàn bộ và hàn kín ống tủy). Bệnh nhân bị sâu răng và nứt, vỡ răng chủ yếu có kết quả chụp tủy sau 6 tháng “Thành công” (chiếm 88,2% và 100% theo thứ tự). Với vị trí tổn thương sát sừng tủy, tỷ lệ kết quả “Thất bại” chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%. Trong khi đó, 100% răng có tổn thương sát trần buồng tủy có kết quả “Thành công” sau 6 tháng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Fisher’s exact test). Kết luận: Chụp tủy trực tiếp bằng MTA trên các răng vĩnh viễn viêm tủy có hồi phục có tỷ lệ thành công cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hà NM (2010) Bệnh lý tuỷ răng và phương pháp điều trị.
2. Al-Omiri MK, Mahmoud AA, Rayyan MR, Abu-Hammad O (2010) Fracture resistance of teeth restored with post-retained restorations: An overview. J Endod 36(9): 1439-1449. doi: 10.1016/j.joen.2010.06.005.
3. Hegde S, Sowmya B, Mathew S, Bhandi SH, Nagaraja S, Dinesh K (2017) Clinical evaluation of mineral trioxide aggregate and biodentine as direct pulp capping agents in carious teeth. J Conserv Dent 20(2): 91-95. doi: 10.4103/0972-0707.212243.
4. Hilton TJ, Ferracane JL, Mancl L (2013) Comparison of CaOH with MTA for direct pulp capping: A PBRN randomized clinical trial. J Dent Res. Jul 2013;92(7 Suppl):16s-22s. doi: 10.1177/0022034513484336.
5. Katge FA, Patil DP (2017) Comparative analysis of 2 calcium silicate-based ements (biodentine and mineral trioxide aggregate) as direct pulp-capping agent in young permanent molars: a split mouth study. J Endod 43(4): 507-513. doi: 10.1016 /j.joen.2016.11.026.
6. Kermanshah H, Ranjbar Omrani L, Ghabraei S, Fekrazad R, Daneshparvar N, Bagheri P (2020) Direct pulp capping with proroot MTA alone and in combination with Er:YAG laser irradiation: A clinical trial. J Lasers Med Sci. Fall 11(1): 60-66. doi:10.34172/jlms.2020.S10.
7. Peskersoy C, Lukarcanin J, Turkun M (2021) Efficacy of different calcium silicate materials as pulp-capping agents: Randomized clinical trial. J Dent Sci. 16(2): 723-731. doi: 10.1016/j.jds.2020.08.016.
8. Qudeimat MA, Alyahya A, Hasan AA (2017) Mineral trioxide aggregate pulpotomy for permanent molars with clinical signs indicative of irreversible pulpitis: A preliminary study. Int Endod J 50(2): 126-134. doi: 10.1111/iej.12614.