Một số đặc điểm dịch tễ học và phân loại trến bệnh nhân dị tật khe hở vòm miệng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Quang Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Khe hở vòm miệng, dị tật bẩm sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố về dịch tễ và phân loại khe hở vòm miệng thời gian gần đây. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 31 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: 31 bệnh nhân, có 16 nam chiếm 51,6% và 15 nữ chiếm 48,4%. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 6,8 ± 9,9 năm, bệnh nhân từ 2-3 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất 54,8%. Số bệnh nhân ở vùng nông thôn cao nhất (58,1%) tiếp đến là vùng núi (22,6%) và thành phố (19,4%). Dân tộc Kinh chiếm 87,1%, các dân tộc khác chiếm 12,9%. Bệnh nhân có các dị tật khác kèm theo chiếm 22,6%. Có 35,5% bệnh nhân có người trong gia đình bị khe hở môi - vòm miệng. Khe hở vòm miệng không toàn bộ chiếm tỷ lệ cao nhất (41,9%), tiếp theo là khe hở vòm miệng toàn bộ (29,0%), khe hở vòm miệng khác (31,2%), thấp nhất là Khe hở vòm miệng mềm (12,9%). Kết luận: Đặc điểm dịch tễ hay gặp ở bệnh nhân khe hở vòm được phẫu thuật là từ 2-3 tuổi, tập trung nhiều ở vùng nông thôn, có 35,5% bệnh nhân có người trong gia đình cũng bị khe hở môi vòm. Khe hở vòm miệng không toàn bộ chiếm tỷ lệ cao nhất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Thị Trang, Lâm Ngọc Tuyến và cộng sự (2022) Đặc điểm dị tật khe hở môi và/hoặc vòm miệng ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2019-2021. Tạp chí Y học Việt Nam tập 514, tháng 5, số 1 năm 2022, tr. 128-132.
2. Tăng Xuân Hải, Trần Minh Long, Lê Xuân Thu (2022) Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị khe hở vòm miệng hai bên toàn bộ bẩm sinh theo kỹ thuật Push Back tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An 2018-2021. Tạp chí Y học Việt Nam (511), tháng 2, số 1 (2022), tr. 118-122.
3. Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Thị Trang và cộng sự (2022), Kết quả điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi và/hoặc vòm miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2019-2021. Tạp chí Y học Việt Nam (514), số 2, tr. 234-238.
4. Đỗ Kính (2001) Phôi thai học người. Nhà xuất bản Y học, tr. 438-445.
5. Phạm Thanh Hải, Vũ Quang Hưng, Lương Xuân Quỳnh (2012) Một số nguy cơ, hình thái dị tật khe hở môi, vòm miệng bẩm sinh ở trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2010. Tạp chí Y học thực hành (813), số 3/2022, tr. 5-8.
6. Vũ Quang Hưng, Phạm Thị Nhung, Đoàn Trung Hiếu (2021) Hình thái dị tật khe hở môi, vòm miệng bẩm sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Tạp Chí Học Việt Nam, 503(2), tr. 247-251.
7. Hlongwa P, Levin J, & Rispel LC (2019) Epidemiology and clinical profile of individuals with cleft lip and palate utilising specialised academic treatment centres in South Africa. PLOS ONE 14(5): 0215931.
8. Elander A, Persson C, Lilja J & Mark H (2016) Isolated cleft palate requires different surgical protocols depending on cleft type. Journal of Plastic Surgery and Hand Surgery 51(4) 228-234.
9. Abdel-Aziz M, & Ghandour H (2010) Comparative study between V-Y pushback technique and Furlow technique in cleft soft palate repair. European Journal of Plastic Surgery 34(1): 27-32.
10. Tan WQ, Xu JH, Yao JM (2012) The Single Z-Plasty for cleft palate repair: A preliminary report. The Cleft Palate Craniofacial Journal, 49(5), 635-639.
11. Allam E, Windsor J, Stone C (2014) Cleft Lip and Palate: Etiology, Epidemiology, Preventive and Intervention Strategies. Anatom Physiol Current Res 4: 1-6.
12. Mossey PA, Little J, Munger RG et al (2009) Cleft lip and palate. Lancet 374: 1773-1785.
13. Martelli DR, Coletta RD, Oliveira EA et al (2015) Association between maternal smoking, gender, and cleft lip and palate. Braz J Otorhinolaryngol 81: 514-519.