Thực trạng sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2019

  • Vũ Thị Bảo Ngân Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích thực trạng sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư với các giai đoạn từ I đến IV, điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 59,8 ± 11,2 tuổi, 85,7% nữ, 14,3% nam. Trong số đó, tỷ lệ sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong chăm sóc giảm nhẹ như sau: 100% sử dụng thuốc y học cổ truyền (thuốc sắc, chế phẩm); 71,4% sử dụng xoa bóp/bấm huyệt; 60% sử dụng châm cứu; 15,7% sử dụng luyện tập thư giãn. Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đã được sử dụng cho 100% bệnh nhân, chăm sóc và cải thiện dinh dưỡng là 87,1%, chăm sóc tâm lý, tinh thần là 42,9%, các chăm sóc khác 8,6%. Kết luận: Các phương pháp y học cổ truyền bao gồm dùng thuốc, xoa bóp và châm cứu chủ yếu được sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần ở bệnh nhân ung thư.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Kỳ (2003) Đông Y trị ung thư. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.
2. Bệnh viện Bạch Mai (2016) Điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2006) Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Oanh (2017) Thực hành chăm sóc giảm nhẹ trên bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất tại khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, BV Đại học Y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Anderson F, Downing GM, Hill J, Casorso L, Lerch N (1996) Palliative performance scale (PPS): A new tool. J Palliat Care 12(1): 5-11.
6. Delgado-Guay M, Parsons HA, Li Z, Palmer JL, Bruera E (2009) Symptom distress in advanced cancer patients with anxiety and depression in the palliative care setting. Support Care Cancer 17(5): 573-579.
7. Kamal AH, Bull J, Kavalieratos D, Taylor DH Jr, Downey W, Abernethy AP (2011) Palliative care needs of patients with cancer living in the community. J Oncol Pract 7(6): 382-388.
8. Pattison N et al (2016) Palliative care in cancer: the challenge for how professionals can best meet patients' and families' needs. Eur J Cancer Care (Engl) 25(4): 531-533.