Nghiên cứu hiệu quả điều trị đau sau zona bằng tiêm dưới da hydrocortison kết hợp lidocain
Main Article Content
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của tiêm phong bế dưới da hydrocortison kết hợp lidocain trong điều trị đau sau zona. Nhận xét một số tác dụng phụ về lâm sàng trong và sau quá trình điều trị phong bế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, tự chứng, theo dõi dọc, mô tả 83 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đau sau zona tại Đơn vị Chống đau, Khoa Phẫu thuật và điều trị theo yêu cầu, Trung tâm Khám bệnh đa khoa và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 01/8/2020 đến ngày 01/8/2021. Những bệnh nhân này, có chỉ định phong bế hydrocortison kết hợp lidocain tiêm dưới da theo quy trình thống nhất, đánh giá hiệu quả điều trị giảm đau sau đợt phong bế và 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị. Kết quả: Sự thay đổi thang điểm đau VAS-0 (trước điều trị): 5,87 ± 1,54; VAS-1 (sau điều trị 1 tuần): 3,64 ± 1,68; VAS-2 (sau điều trị 4 tuần): 2,07 ± 1,38; VAS-3 (sau điều trị 3 tháng): 0,73 ± 1,16. Kết quả giảm đau rất tốt giữa các lần điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sự thay đổi của thang điểm SF-36 trung bình về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước điều trị: 33,24 ± 12,98 và sau điều trị: 77,76 ± 8,06 với p<0,001. Hiệu quả giảm đau tốt và rất tốt 78,3%. Các dụng phụ xảy ra rất ít, ít khi phải điều trị. Kết luận: Phong bế hydrocortison kết hợp lidocain trong điều trị đau sau zona bước đầu cho kết quả giảm đau rất tốt, an toàn, hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân một cách rõ rệt. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu thêm để khẳng định kết quả này.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Cohen JI (2013) Clinical practice: Herpes zoster. N Engl J Med 369(3): 255-263.
3. Nguyen DT, Dang TC, Nguyen QA, Le TD, Hoang TD, Tran TNT, Duong THN, Nguyen VT, Le VQ, Hoang TU, Duong MT, Nhu DS, Phan VN (2021) The effect of subcutaneous injection of methylprednisolone acetate and lidocaine for refractory postherpertic neuralgia: A prospective observational study. health science reports 4(2): 271.
4. Epstein E (1971) Triamcinolone-procaine in the treatment of zoster and postzoster neuralgia. Calif Med 115(2): 6-10.
5. Jim Bartley (2009) Post herpertic neuralgia schwann cell activation and vitamin D. Medical hypotheses 73: 927-929.
6. Johnson RW, Bouhassira D, Kassianos G, Leplege A, Schmader KE, Weinke T (2010) The impact of herpes zoster and post-herpetic neuralgia on quality-of-life. BMC Med 8: 37.
7. Hadley GR, Gayle JA, Ripoll J et al (2016) Post-herpetic neuralgia: a review. Curr Pain Headache Rep 20(3).
8. Lin CS, Lin YC, Lao HC, Chen CC (2019) Interventional treatments for postherpetic neuralgia: A systematic review. Pain Physician 22(3): 209-228.
9. Rozenek M, Boietti B, Romani A, Ramilo M, Camera L (2018) Herpes zoster and Post herpetic neuralgia in elderly adults in a community hospital in Buenos Aires. June 2013-May 2017 International Journal of Infectious Diseases 73: 3-398.
10. Serpell M, Gater A, Carroll S, Abetz-Webb L, Mannan A, Johnson R (2014) Burden of post-herpetic neuralgia in a sample of UK residents aged 50 years or older: Findings from the Zoster Quality of Life (ZQOL) study. Health Qual Life Outcomes 12:92
11. Song Cao et al (2020) Inflammatory cytokine expression in the skin of patients with postherpetic, neuralgia. Journal of International Medical Research 48(8): 1-9.
12. Rajesh Gupta MD FRCA et al (2012) Post herpertic neuralgia, Continuing Education in Anaesthesia. Critical Care & Pain j 12(4): 0-28.
13. Richard J, Whitley et al (2010) Management of herpes zoster and post-herpetic neuralgia now and in the future. Journal of Clinical Virology 48: 20-28.
14. Wood MJ (1995) How should we measure pain in herpes zoster? Neurology 45(8): 61-62