Nghiên cứu giá trị của điện thế Unipolar trong triệt đốt ngoại tâm thu thất/nhịp nhanh thất vô căn

  • Đặng Minh Hải Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Triệt đốt ngoại tâm thu thất, điện thế đơn cực, mapping tìm điện thế sớm, mapping bằng tạo nhịp tìm điện thế giống.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của phương pháp dùng điện thế đơn cực kết hợp với 2 phương pháp Mapping kinh điển là tìm điện thế sớm (activation mapping-AM) và/hoặc tạo nhịp thất (pace mapping-PM) trong việc tìm vị trí ổ gây rối loạn nhịp thất. Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân có chỉ định triệt đốt ngoại tâm thu thất/nhanh thất được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1. Chỉ sử dụng hai phương pháp Mapping là tìm điện thế sớm và tạo nhịp tâm thất, nhóm 2 sử dụng hai phương pháp trên kết hợp với dùng điện thế đơn cực. Sau đó, phân tích đặc điểm của thủ thuật, các thông số trong quá trình triệt đốt rối loạn nhịp thất vô căn thất giữa hai nhóm. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 82 bệnh nhân, tỷ lệ ngoại tâm thu thất trung bình trong 24 giờ là 19,6 ± 9%. Có 27 bệnh nhân sử dụng phối hợp AM, PM và điện thế đơn cực (chiếm 32,93%). Nhóm bệnh nhân sử dụng phối hợp điện thế đơn cực có số lần triệt đốt ít hơn nhóm bệnh nhân không dùng điện thế đơn cực (5,7 ± 1,8 lần so với 6,6 ± 1,9, p=0,04). Tổng thời gian triệt đốt ở nhóm bệnh nhân sử dụng điện thế đơn cực cũng ít hơn so với nhóm bệnh nhân không dùng (347,0 ± 87,0 giây so với 393,6 ± 88,2 giây, p=0,03). Không có sự khác biệt về thời gian thủ thuật và thời gian chiếu tia giữa hai nhóm sử dụng điện thế đơn cực và lưỡng cực. Kết luận: Sử dụng thêm điện thế đơn cực kết hợp với phương tìm điện thế sớm và tạo nhịp thất trong lập bản đồ nội mạc để tìm vị trí đích của rối loạn nhịp thất tiên phát, giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian đốt điện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Baltazar RF (2012) Basic and bedside electrocardiography. Lippincott Williams & Wilkins.
2. Phan Đình Phong and Phạm Quốc Khánh (2014), Triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (64), tr. 61-76.
3. Efimova E, Dinov B, Acou WJ, Schirripa V, Kornej J, Kosiuk J, Rolf S, Sommer P, Richter S, Bollmann A, Hindricks G, Arya A (2015) Differentiating the origin of outflow tract ventricular arrhythmia using a simple, novel approach. Heart rhythm 12(7): 1534-1540.
4. Kanei Y, Friedman M, Ogawa N, Hanon S, Lam P, Schweitzer P (2008) Frequent premature ventricular complexes originating from the right ventricular outflow tract are associated with left ventricular dysfunction. Annals of Noninvasive Electrocardiology 13(1): 81-85.
5. Yoshida N, Yamada T, McElderry HT, Inden Y, Shimano M, Murohara T, Kumar V, Doppalapudi H, Plumb VJ, Kay GN (2014) A novel electrocardiographic criterion for differentiating a left from right ventricular outflow tract tachycardia origin: The V2S/V3R index. J Cardiovasc Electrophysiol 25(7): 747-753.
6. Tanaka Y, Tada H, Ito S, Naito S, Higuchi K, Kumagai K, Hachiya H, Hirao K, Oshima S, Taniguchi K, Aonuma K, Isobe M (2011) Gender and age differences in candidates for radiofrequency catheter ablation of idiopathic ventricular arrhythmias. Circulation Journal 75(7): 1585-1591.
7. Marchlinski FE, Deely MP (2000) Sex-specific triggers for right ventricular outflow tract tachycardia. American heart journal 139(6): 1009-1013.
8. Kim RJ, Iwai S, Markowitz SM, Shah BK, Stein KM, Lerman BB (2007) Clinical and electrophysiological spectrum of idiopathic ventricular outflow tract arrhythmias. Journal of the American College of Cardiology 49(20): 2035-2043.
9. Krittayaphong R, Sriratanasathavorn C, Dumavibhat C, Pumprueg S, Boonyapisit W, Pooranawattanakul S, Phrudprisan S, Kangkagate C (2006) Electrocardiographic predictors of long-term outcomes after radiofrequency ablation in patients with right-ventricular outflow tract tachycardia. Europace 8(8): 601-606.
10. Ban JE, Park HC, Park JS, Nagamoto Y, Choi JI, Lim HE, Park SW, Kim YH (2013) Electrocardiographic and electrophysiological characteristics of premature ventricular complexes associated with left ventricular dysfunction in patients without structural heart disease. Europace 15: 735-741.
11. Huang LH, Gao MY, Zeng LJ, Xie BQ, Shi L, Wang YJ, Yin XD, Wang YX, Liu XQ, Tian Y, Yang XC, Liu XP (2020) Role of the notched unipolar electrogram in guiding catheter ablation of frequent premature ventricular contractions originating from the ventricular outflow tract. Journal of International Medical Research 48(12): 1-10.
12. Sorgente A, Epicoco G, Ali H, Foresti S, De Ambroggi G, Balla C, Bonitta G, Ciccone MM, Lupo P, Cappato R (2016) Negative concordance pattern in bipolar and unipolar recordings: An additional mapping criterion to localize the site of origin of focal ventricular arrhythmias. Heart Rhythm 13(2): 519-526.