Đánh giá kết quả phác đồ đa mô thức điều trị ung thư tế bào gan giai đoạn không thể phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ 2020-2022

  • Phạm Tiến Chung Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Main Article Content

Keywords

HCC, xạ trị, TACE

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị ung thư gan (Hepatocellular carcinoma - HCC) giai đoạn không phẫu thuật được bằng phương pháp xạ trị sau nút mạch hóa chất (Transcatheter Arternal Chemo Embolization - TACE) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 10/2020 tới tháng 10/2022. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân HCC giai đoạn không thể phẫu thuật, được điều trị bằng phương pháp xạ trị sau TACE tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 10/2020 tới tháng 10/2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 45 bệnh nhân HCC được điều trị bằng xạ trị sau TACE: Sau 3 tháng triệu chứng đau giảm từ 86,7% xuống còn 13,3%. Tỷ lệ đáp ứng điều trị 93,3% trong đó 20% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn và 73,3% bệnh nhân đáp ứng 1 phần. Thời gian sống thêm trung bình: 16,8 ± 1,4 (tháng), tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng lần lượt là: 93,3%, 86,7%, 68,9%. Bệnh nhân tái phát tại chỗ 26,7%, di căn tới phổi, xương theo tỷ lệ: 26,7%, 6,7%. Kết luận: Phác đồ cho kết quả bước đầu đáp ứng tốt, cần tiếp tục được mở rộng nghiên cứu để khẳng định hiệu quả của phác đồ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Đức (2006) Điều trị hóa chất trong ung thư gan. Ung thư gan nguyên phát, Nhà xuất bản Y học, tr. 306-307.
2. Miraglia R, Pietrosi G et al (2007) Efficacy of transcatheter embolization/chemoembolization (TAE/TACE) for the treatment of single hepatocellular carcinoma. Wold. J. Gastroenrerol 13(21): 2952-2955.
3. Văn Tần, Hoàng Danh Tấn (2000) Kết quả phẫu thuật ung thư gan nguyên phát tại Bệnh viện Bình Dân 1/1991 - 12/1999. Thông tin Y Dược (số chuyên đề bệnh gan mật), tr. 115-127.
4. Phạm Hoàng Phiệt (2006) Virut viêm gan B và ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát, Nhà xuất bản Y học, tr. 44-56.
5. Mai Hồng Bàng (1995) Nghiên cứu điềutrị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp etanol qua da vào khối u gan dưới hướng dẫn của siêu âm. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân Y.
6. Lê Tuyết Anh (1998) Bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư gan bằng hóa chất 5-Fluorouracil và Doxorobicin tại Khoa Tiêu hóa-Bệnh viện Bạch Mai. Công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, tập 2.
7. Đặng Thị Minh (2001) Điều trị ung thư gan nguyên phát một hai khối bằng tiêm ethanol tuyệt đối vào khối u dưới hướng dẫn của siêu âm. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y hà nội
8. Triệu Thị Chính, Phạm Thị Phi Phi (1993) Đánh giá khả năng chẩn đoán ung thư gan của AFP. Tạp chí Y khoa Việt Nam.
9. Forner A, Ayuso C, Valera M et al (2009) Evaluation of tumor response after locoregional therapies in hepatocellular carcinoma, are response evaluation criteria in solid tumors reliable. Cancer 115(3),
616-623.
10. Chamsangeve C et al, Liver tumors. Therapeutic Angiographie Techniques: 448-460.
11. Kanchiro H (2001) Nút hóa chất động mạch gan điều trị ung thư gan. Khoa X-quang, trung tâm Y tế quốc tế Nhật Bản.
12. Edward C et al (2008) Principles and practice of radiation oncology chap. 57.