Bệnh nhân sống hơn 5 năm sau hóa xạ trị ung thư vòm họng: Chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng của ù tai mạn tính

  • Trần Hùng Bệnh viện K
  • Ngô Thanh Tùng Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trần Thị Thanh Hương Bệnh viện K

Main Article Content

Keywords

Ung thư vòm họng, chất lượng cuộc sống, ù tai mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Ghi nhận chất lượng cuộc sống và ù tai mạn tính trên người sống sau hóa xạ trị ung thư vòm họng có sống thêm không bệnh từ 5 năm trở lên. Phân tích mối liên quan giữa ù tai mạn tính với chất lượng cuộc sống ở nhóm trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả các ca ung thư vòm họng giai đoạn II-IVB (AJCC7th) được hóa xạ trị tại bệnh viện K từ năm 2010-2013 có sống thêm không bệnh từ 5 năm trở lên. Ghi nhận chất lượng cuộc sống và ù tai mạn tính (theo CTCAE v4.03). Đánh giá tác động của ù tai mạn tính với chất lượng cuộc sống bằng hệ số ảnh hưởng Cohen D. Kết quả: Từ 109 ca cho thấy: Điểm trung bình về chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống toàn cầu đạt trung bình 62,9 điểm. Về điểm trung bình các chức năng, chức năng thể chất: 83,7 điểm, chức năng vai trò: 78,6 điểm; chức năng cảm xúc: 75,4 điểm; chức năng nhận thức: 78,1 điểm; chức năng xã hội: 65,4 điểm. Ù tai độ 3 chiếm 8,3%.               Ù tai độ 3 có điểm trung bình chất lượng cuộc sống khác biệt lớn, tính theo Cohen’s D, với điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở người độ 0 trên tất cả các mục của thang đo về chất lượng cuộc sống. Kết luận: Ù tai mạn tính độ 3 tác động lớn đến tất cả các điểm trung bình trong thang đo về chất lượng cuộc sống

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Au K, Ngan RK, Ng AW et al (2018) Treatment outcomes of nasopharyngeal carcinoma in modern era after intensity modulated radiotherapy (IMRT) in Hong Kong: A report of 3328 patients (HKNPCSG 1301 study). Oral Oncol 77: 16-21.
2. Chen L, Zhang Y, Lai SZ et al (2019) 10‐year results of therapeutic ratio by intensity‐modulated radiotherapy versus two‐dimensional radiotherapy in patients with nasopharyngeal carcinoma. The oncologist 24(1): 38-45.
3. Huang TL, Chien CY, Tsai WL, et al (2016) Long-term late toxicities and quality of life for survivors of nasopharyngeal carcinoma treated with intensity-modulated radiotherapy versus non-intensity-modulated radiotherapy. Head Neck, 38(1) 1026-1032.
4. Isaradisaikul SK, Chowsilpa S (2020) Ototoxicity after chemoradiotherapy for nasopharyngeal carcinoma. Ann Nasopharynx Cancer 4 9.
5. Mazurek B, Hesse G, Dobel C et al (2022) Chronic tinnitus: Diagnosis and treatment. Deutsches Ärzteblatt International 119(13): 219.
6. McDowell L, Corry J, Ringash J et al (2020) Quality of life, toxicity and unmet needs in nasopharyngeal cancer survivors. Front Oncol 10: 930.
7. Niu X, Xue F, Liu P et al (2022) Long-term outcomes of nasopharyngeal carcinoma patients with T1-2 stage in intensity-modulated radiotherapy era. Int J Med Sci 19(2): 267.
8. Salehiniya H, Mohammadian M, Mohammadian-Hafshejani A et al (2018) Nasopharyngeal cancer in the world: epidemiology, incidence, mortality and risk factors. World cancer research journal 5(1).
9. Scott NW, Fayers P, Aaronson NK et al (2008) EORTC QLQ-C30 reference values manual.
10. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71 (3): 209-249.
11. Trevis KJ, McLachlan NM, Wilson SJ (2018) A systematic review and meta-analysis of psychological functioning in chronic tinnitus. Clin Psychol Rev 60: 62-86.