Đánh giá độc tính viêm niêm mạc miệng do xạ trị ngoài ung thư vòm hầu

  • Lâm Đức Hoàng Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh
  • Trần Anh Hải Hà Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh
  • Phạm Thị Kim Phố Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Kim Hồng Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Viêm niêm mạc miệng cấp, ung thư vòm hầu, hoá xạ trị đồng thời

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính viêm niêm mạc miệng cấp do xạ trị ngoài ung thư vòm hầu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Bệnh nhân ung thư vòm hầu giai đoạn I đến IVa được xạ trị ngoài triệt để có hay không hoá xạ đồng thời tại Khoa Xạ trị Đầu cổ - Tai Mũi Họng - Hàm Mặt, Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh từ 01/02/2022 đến 31/10/2022. Bệnh nhân được đánh giá độc tính viêm niêm mạc miệng cấp mỗi tuần từ lúc bắt đầu xạ trị theo thang đo của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ 4.0. Các biến số liên quan đến bệnh nhân và giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị được ghi nhận thông qua hồ sơ bệnh án. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 126 bệnh nhân, ghi nhận 100% trường hợp có viêm niêm mạc miệng trong suốt quá trình điều trị, trong đó tỉ lệ viêm niêm mạc miệng độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 25,4%, 68,3% và 6,3%. Đa số các trường hợp viêm niêm mạc miệng bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ hai, mức độ viêm niêm mạc miệng tăng dần về các tuần cuối của quá trình xạ trị. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có mối liên hệ giữa viêm niêm mạc miệng do xạ trị với các yếu tố liên quan đến bệnh nhân như tuổi, giới tính, tình trạng hút thuốc lá, đái tháo đường, BMI trước điều trị, xếp hạng bướu, xếp hạng hạch, giai đoạn bệnh hay các yếu tố liên quan đến điều trị như hoá xạ trị đồng thời, liều trung bình hốc miệng, liều tối đa hốc miệng, liều trung bình tuyến mang tai. Ngược lại, nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ viêm niêm mạc miệng độ 3 ở nhóm xạ trị kỹ thuật 3D cao hơn so với nhóm IMRT (p=0,003) và sụt cân > 5% trọng lượng cơ thể có tỉ lệ viêm niêm mạc độ 2 và độ 3 cao hơn nhóm sụt cân ≤ 5% (p=0,021). Kết luận: Viêm niêm mạc miệng là độc tính cấp gặp ở hầu hết bệnh nhân xạ trị ngoài ung thư vòm hầu. Kỹ thuật xạ trị và mức độ sụt cân là hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ viêm niêm mạc do xạ trị ngoài ung thư vòm hầu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249. doi:10.3322/caac.21660.
2. Chen YK, Hou HA, Chow JM, Chen YC, Hsueh PR, Tien HF (2011) The impact of oral herpes simplex virus infection and candidiasis on chemotherapy-induced oral mucositis among patients with hematological malignancies. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 30(6): 753-759. doi:10.1007/s10096-010-1148-z.
3. Thịnh ĐHQ (2012) Hóa-xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng. Đại học Y Dược TP. HCM.
4. Trần Thị Kim P (2018) Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn II tại Bệnh viện K.
5. Clavel S, Nguyen DH, Fortin B et al (2012) Simultaneous integrated boost using intensity-modulated radiotherapy compared with conventional radiotherapy in patients treated with concurrent carboplatin and 5-fluorouracil for locally advanced oropharyngeal carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys 82(2): 582-589. doi:10.1016/ j.ijrobp.2010.10.061
6. Ghosh-Laskar S, Yathiraj PH, Dutta D et al (2016) Prospective randomized controlled trial to compare 3-dimensional conformal radiotherapy to intensity-modulated radiotherapy in head and neck squamous cell carcinoma: Long-term results. Head Neck 38(1): 1481-1487. doi:10.1002/hed.24263.
7. Mahmoud M Abdallah SAA, Doaa A Mohammed, Ahmed M Gaballah (2018) Three-dimensional conformal versus intensity modulated radiation therapy in treatment of nasopharyngeal carcinoma. The Egyptian Journal of Hospital Medicine 71(7): 3492-3499.
8. Moon SH, Cho KH, Lee CG, Keum KC, Kim YS, Wu HG, Kim JH, Ahn YC, Oh D, Lee JH (2016) IMRT vs. 2D-radiotherapy or 3D-conformal radiotherapy of nasopharyngeal carcinoma: Survival outcome in a Korean multi-institutional retrospective study (KROG 11-06). Strahlenther Onkol 192(6):377-385. English. doi: 10.1007/s00066-016-0959-y.
9. Yang Q, Zhao TT, Qiang MY et al (2018) Concurrent Chemoradiotherapy versus Intensity-modulated Radiotherapy Alone for Elderly Nasopharyngeal Carcinoma Patients with Pre-treatment Epstein-Barr Virus DNA: A Cohort Study in an Endemic Area with Long-term Follow-up. J Cancer 9(17): 3023-3031. doi:10.7150/jca.26145.
10. Aftab O, Liao S, Zhang R et al (2020) Efficacy and safety of intensity-modulated radiotherapy alone versus intensity-modulated radiotherapy plus chemotherapy for treatment of intermediate-risk nasopharyngeal carcinoma. Radiat Oncol 15(1): 66. doi:10.1186/s13014-020-01508-4.