Sự khác nhau giữa nhiễm khuẩn huyết do Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae

  • Trịnh Văn Sơn
  • Nguyễn Đăng Mạnh
  • Lê Hữu Song

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu sự khác nhau giữa một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E. coliK. pneumoniae. Đối tượng và phương pháp: 115 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E. coli và 50 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2014 đến tháng 05/2016 đã được đưa vào nghiên cứu. Mầm bệnh được nuôi cấy tại Khoa Vi sinh vật của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 theo phương pháp cấy máu thường quy. Kết quả: Nhiễm khuẩn huyết thường gặp trên bệnh nhân bị các bệnh nền (88,9%). Trong đó, E. coli thường gặp ở bệnh nhân ung thư (30,4%), tăng huyết áp (28,7%), đái tháo đường (17,4%). Trong khi đó, K. pneumoniae thường gặp trên bệnh nhân tăng huyết áp (22%), đái tháo đường (20%), ung thư (16%). Hầu hết bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đều có ổ nhiễm trùng tiên phát (85,3%). Trong đó, nhiễm khuẩn huyết do E. coli chủ yếu gặp ổ tiên phát từ nhiễm khuẩn tiết niệu (34,8%) và đường mật (31,3%), trong khi đó nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae gặp ổ nhiễm khuẩn tiên phát chủ yếu là sau can thiệp ngoại khoa (26%), nhiễm khuẩn hô hấp (24%) và nhiễm trùng đường mật (18%). Thời gian nằm viện trung bình của nhóm nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae dài hơn so với nhóm do E. coli (27,7 ± 27,6 ngày so với 19,9 ± 14,7 ngày, p=0,02). Tỷ lệ sốc, tử vong, các chỉ số viêm, điểm SOFA không có khác biệt giữa 2 nhóm. Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết do E. coliK. pneumoniae có ổ nhiễm trùng tiên phát khác nhau; nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae dường như nặng hơn nhiễm khuẩn huyết do E. coli.


Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013) Giá trị tiên lượng của các cytokine TNF-α, IL-6, IL-10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 17 (Phụ bản số 2), tr. 7-14.
2. Tumbarello M et al (2006) Bloodstream infections caused by extended-spectrum-β-lactamase-producing Klebsiella pneumoniae: Risk factors, molecular epidemiology, and clinical outcome. Antimicrob Agents Chemother 50(2): 498-504.
3. Brun-Buisson C et al (1995) Incidence, risk factors, and outcome of severe sepsis and septic shock in adults. A multicenter prospective study in intensive care units. French ICU Group for Severe Sepsis. JAMA 274(12): 968-674.
4. Dagher Gilbert Abou et al (2015) Descriptive analysis of sepsis in a developing country. International journal of emergency medicine 8: 19.
5. Vu Quoc Dat et al (2017) Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: Aetiology, drug resistance, and treatment outcome. BMC infectious diseases 17(1): 493.
6. Dellinger RP et al (2013) Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of severe sepsis and septic shock: 2012. Crit Care Med 41(2): 580-637.
7. Mayr FB, Yende S and Angus DC (2014) Epidemiology of severe sepsis. Virulence 5(1): 4-11.
8. Park, Dae Won et al (2012) Epidemiological and clinical characteristics of community-acquired severe sepsis and septic shock: A prospective observational study in 12 university hospitals in Korea. Journal of Korean medical science 27(11): 1308-1314.
9. Southeast Asia Infectious Disease Clinical Research, Network (2017) Causes and outcomes of sepsis in southeast Asia: A multinational multicentre cross-sectional study. The Lancet. Global health 5(2): 157-167.
10. Trung NT et al (2019) PCR-based Sepsis@Quick test is superior in comparison with blood culture for identification of sepsis-causative pathogens. Sci Rep 9(1): 13663.
11. Vincent JL et al (2009) International study of the prevalence and outcomes of infection in intensive care units. JAMA 302(21): 2323-2329.
12. Zhang Q et al (2019) Clinical outcome of Escherichia coli bloodstream infection in cancer patients with/without biofilm formation: A single-center retrospective study. Infect Drug Resist 12: 359-371.