Đánh giá kết quả cắt lớp vi tính mô phỏng sử dụng đồng thời thuốc cản quang đường tĩnh mạch và đường uống trong xác định thể tích khối u thô xạ trị ung thư thực quản

  • Trần Văn Tôn Bệnh viện Quân y 103
  • Lại Thị Định Bệnh viện Quân y 103
  • Vũ Thị Trang Bệnh viện Quân y 103
  • Trần Văn Hạ Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

CT mô phỏng, ung thư thực quản, lập kế hoạch xạ trị, sử dụng đồng thời thuốc cản quang đường tĩnh mạch và đường uống

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính mô phỏng sử dụng đồng thời thuốc cản quang đường tĩnh mạch và đường uống trong xác định thể tích khối u thô (Gross Tumor Volume - GTV), lập kế hoạch xạ trị ung thư thực quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 315 bệnh nhân ung thư thực quản có chỉ định xạ trị, được chụp cắt lớp vi tính mô phỏng sử dụng đồng thời thuốc cản quang đường tĩnh mạch và đường uống tại Trung tâm Ung bướu-Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2022. Kết quả: Kỹ thuật có thể áp dụng cho tất cả các vị trí ung thư thực quản. So với chụp cắt lớp vi tính mô phỏng không sử dụng thuốc cản quang, kỹ thuật này làm thay đổi GTV ở 85,40% bệnh nhân; phát hiện thêm tổn thương, mở rộng thể tích khối u thô ở 21,59% bệnh nhân; loại bỏ tổ chức lành ra khỏi GTV ở 45,40% bệnh nhân. Tỷ lệ số bệnh nhân có thay đổi theo cả hai hướng bao gồm phát hiện thêm tổn thương và loại bỏ tổ chức lành ra khỏi thể tích khối u thô là 18,41%. Có 14,60% số bệnh nhân có thể tích khối u thô tương đương nhau trên cả hai kỹ thuật. Kết luận: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính mô phỏng sử dụng đồng thời thuốc cản quang đường tĩnh mạch và đường uống trong xạ trị ung thư thực quản giúp xác định thể tích khối u thô chính xác hơn kỹ thuật cắt lớp vi tính mô phỏng thông thường, giúp tránh bỏ sót tổn thương, đồng thời giảm thiểu tác hại tới các phần tổ chức lành. Kỹ thuật này nên được áp dụng thường quy trong xạ trị ung thư thực quản.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Moss AA, Schnyder P et al (1981) Esophageal carcinoma: Pretherapy staging by computed tomography. A. J. R 136: 1051-1056.
2. Legmann D, Palazzo L et al (2000) Imagerie du cancer de l’oesophage. EMC, Radiol- Appareil Diges 33: 10-16.
3. Bùi Văn Lệnh (2007) Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư thực quản. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. NCCN Guidelines Version 1.2014, Esophageal and Esophagogastric Junction Cancers - Principles of Radiation Therapy: 59.
5. NCCN Guidelines Version 4.2022, Esophageal and Esophagogastric Junction Cancers - Principles of Radiation Therapy: 61
6. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2010) Bệnh lý thực quản. Bài giảng CT lồng ngực, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 119-127.
7. Nguyễn Đức Lợi (2015) Đánh giá hiệu quả phác đồ hoá xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III, IV tại Bệnh viện K. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Hàn Thị Thanh Bình (2004) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô thực quản tại Bệnh viện K giai đoạn 1998-2004. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
9. Mendenhall WM, MilionRR, BovaFJ (1982) Carcinoma of the cervical esophagus treated with radioationtherapy using a four-field box technique. IntRadiatOncolBiolPhys 8: 143.