Đánh giá liều vú đối bên trong xạ trị ung thư vú khi sử dụng kỹ thuật điều biến liều IMRT và kỹ thuật trường trong trường FiF
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá liều tới vú đối bên khi lập kế hoạch sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT trong ung thư vú, so sánh với kỹ thuật trường trong trường (FIF). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu gồm 32 chuỗi CT mô phỏng của bệnh nhân, trong đó 11 bệnh nhân có hạch vú trong G1, 21 bệnh nhân có nhóm hạch khác không có hạch vú trong G2. Mỗi bệnh nhân được lập kế hoạch bằng hai kỹ thuật IMRT và FiF trên cùng một chuỗi CT mô phỏng. Liều chỉ định là 5000cGy/25 buổi. Các thông số liều, đường đồng liều tới thể tích điều trị và các cơ quan nguy cấp được xác định và so sánh hai kỹ thuật. Đặc biệt là liều tới vú đối bên được đánh giá qua các giá trị: Dmean, Dmax, D100cGy, D500cGy liều tại vị trí trung tâm và vị trí cách trung tâm 4cm của vú đối bên. Kết quả: Đánh giá liều tới PTV và cơ quan lành của cả hai kỹ thuật đều đảm bảo các tiêu chí đánh giá kế hoạch. Đánh giá liều Dmax của vú đối bên nhận được: Kỹ thuật IMRT 839 ± 98cGy, FiF 3537 ± 152cGy nhóm G1; IMRT 543 ± 124cGy, FiF 1035 ± 85cGy nhóm G2. Liều tại vị trí trung tâm của vú đối bên và liều cách vị trí trung tâm vú đối bên 4cm khi sử dụng kỹ thuật IMRT giảm liều 2 lần so với sử dụng kỹ thuật FiF khi so sánh cả hai nhóm. Đánh giá liều 500cGy, 300 cGy bao phủ vú đối bên không có sự thay đổi khi sử dụng kỹ thuật IMRT và FiF. Liều 100cGy bao phủ vú đối bên khi sử dụng IMRT là 89,35 ± 0,87% cao hơn khi sử dụng kỹ thuật FIF là 69,41 ± 1,24% (nhóm G1); IMRT 70,58 ± 2,02% cao hơn FiF 42,44 ± 1,53% (nhóm G2). Liều trung bình Dmean vú đối bên nhận được khi sử dụng kỹ thuật IMRT là 393 ± 137cGy cao hơn kỹ thuật FiF là 273 ± 95cGy (nhóm G1); IMRT 305 ± 201cGy cao hơn FiF 206 ± 102cGy (nhóm G2). Kết luận: Xạ trị ung thư vú sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT giúp giảm vùng liều cao và liều lớn nhất tới vú đối bên khi so sánh với kỹ thuật trường trong trường FIF. Kỹ thuật FiF kiểm soát tốt các vùng liều thấp, Dmean tới vú đối bên so với kỹ thuật IMRT.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Yadav BS, Sharma SC, Patel FD, Ghoshal S, Kapoor RK (2008) Second primary in the contralateral breast after treatment of breast cancer. Radiother Oncol 86(2): 171-176.
3. Krueger EA, Fraass BA, Pierce LJ (2002) Clinical aspects of intensity-modulated radiotherapy in the treatment of breast cancer. Semin Radiat Oncol 12(3): 250-259. doi: 10.1053/srao.2002.32468.
4. Hall EJ, Wilkins LW (1994) Radiobiology for the Radiologist. 5th edition: 144-165.
5. Health NIo, Statement CDC (1991) Treatment of Early-Stage Breast Cancer. NIH Consens Statement. JAMA 265: 391-395.
6. Hidekazu Tanaka MI, Takahiro Yamaguchi, Kae Hachiya, Takahiko Yajima, Masashi Kitahara, Katsuya Matsuyama, Satoshi Goshima, Manabu Futamura, and Masayuki Matsuo (2017) High Tangent Radiation Therapy With Field-in-Field Technique for Breast Cancer. Breast Cancer (Auckl); 11: 1-5.
7. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/tinh-hinh-ung-thu-tai-viet-nam.
8. International Agency for Research on Cancer; GLOBOCAN 2020.
9. Boice JD, Blettner M, Stovall M, Flannery JT (1992) Cancer in the contralateral breast after radiotherapy for breast cancer. N Engl J Med 86(2):171-6;
10. Loïc Feuvret Md, Georges Noël, M.D., Jean-Jacques Mazeron, M.D., Ph.D, and Pierre Bey Md (2006). Conformity Index: A Review; 64(2):333-42;
11. RTOG 1304 (2016) R. A Randomized phase III clinical trial evaluating post-mastectomy chestwall and regional nodal xrt and post-lumpectomy regional nodal XRT in patients with positive axillarynodes before neoadjuvant chemotherapy who convert to pathologically negative axillary nodes after neoadjuvant chemotherapy.
12. Zakiya Salem Al-Rahbi ZAM, Ramamoorthy Ravichandran, Fatma Al-Kindi, Cheriyathmanjiyil Anthony Davis, Saju Bhasi, Namrata Satyapal, and Balakrishnan Rajan (2013) Dosimetric comparison of intensity modulated radiotherapy isocentric field plans and field in field (FIF) forward plans in the treatment of breast cancer. Journal of Medical Physics: 22-29.
13. Zeverino M, Petersson K, Kyroudi A, Jeanneret-Sozzi W, Bourhis J, Bochud F, Moeckli R (2018) A treatment planning comparison of contemporary photon-based radiation techniques for breast cancer. Phys Imaging Radiat Oncol 7:32-38. doi: 10.1016/j.phro.2018.08.002.