Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng

  • Đào Đức Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thị Lan Anh Đại học Điều dưỡng Nam Định
  • Trương Tuấn Anh Đại học Điều dưỡng Nam Định
  • Nguyễn Thanh Hương Đại học Y tế Công cộng

Main Article Content

Keywords

Giáo dục sức khỏe, năng lực, điều dưỡng, bộ công cụ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của Bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp: 150 điều dưỡng chăm sóc người bệnh đang công tác tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp: Tiến hành với 3 bước: Bước 1. Điều tra thử nghiệm trên 150 điều dưỡng; Bước 2. Kiểm định tính giá trị qua phân tích nhân tố và tính giá trị theo nhóm. Bước 3. Kiểm định độ tin cậy qua tính giá trị Cronbach alpha và Test-retest. Kết quả: 1. Tính giá trị: Từ 51 tiểu mục ban đầu trên 3 lĩnh vực, phân tích nhân tố xoay vòng cho kết quả phù hợp với 45 tiểu mục: Lĩnh vực kiến thức (2 thành tố - 15 tiểu mục), lĩnh vực kỹ năng (3 thành tố - 22 tiểu mục), lĩnh vực thái độ (1 thành tố - 8 tiểu mục), giải thích sự biến thiên lần lượt 3 lĩnh vực là 62,61%, 64,48% và 82,07%. Nhóm điều dưỡng được đào tạo về giáo dục sức khỏe có điểm kiến thức, kỹ năng, thái độ cao hơn nhóm chưa được đào tạo với p<0,05, nhóm điều dưỡng có thâm niên công tác lâu năm có điểm kiến thức, kỹ năng, thái độ cao hơn nhóm điều dưỡng mới với p<0,01 (phù hợp với kết quả nghiên cứu của María Pueyo). 2. Độ tin cậy: Độ tin cậy nội tại của bộ công cụ được đánh giá tốt với giá trị Cronbach alpha của từng thành tố và cả thang đo từ 0,84 đến 0,95. Độ tin cậy lặp lại được đánh giá tốt với hệ số tương quan ICC có giá trị từ 0,97 đến 0,99. Kết luận: Bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe đạt các yêu cầu về tính giá trị và độ tin cậy.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đào Đức Hạnh và cộng sự (2022) Bước đầu xây dựng bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng. Tạp chí Y dược lâm sàng 108 Số 17(tháng 11/2022 ), tr. 317-325.
2. Bộ Y tế (2010) Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24/4/2010 về “Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam” chủ biên.
3. Trần Quang Huy (2020) Đào tạo điều dưỡng dựa trên năng lực, góc nhìn từ cơ sở đào tạo. Báo cáo Hội nghị khoa học điều dưỡng 2020, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
4. World Health Organizaton (2012) Health education: Theoretcal concepts, efectve strategies and core competencies: A foundaton document to guide capacity development of health educators/World Health Organizaton. Regional Ofce for the Eastern Mediterranean
5. Pueyo-Garrigue M, Pardavila-Belio MI, Whitehead D et al (2021) Nurses’ knowledge, skills and personal attributes for competent health education practice: An instrument development and psychometric validation study. J Adv Nurs 77: 715-728.
6. Hwang HL, Kuo ML, Tu CT (2017) Health education and competency scale: Development and testing. Journal of Clinical Nursing 27(3-4).
7. Kalkbrenner MT (2021) A practical guide to instrument development and score validation in the social sciences. The MEASURE Approach, Practical Assessment, Research & Evaluation 26.