Kết quả khúc xạ sau phẫu thuật Phaco/IOL áp dụng công thức Barrett Universal II kết hợp mở góc tiền phòng

  • Đỗ Tấn Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Vũ Cao Ngọc Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Đình Ngân Học viện Quân Y

Main Article Content

Keywords

Glôcôm góc đóng nguyên phát, công thức Barrett Universal II, phẫu thuật Phaco kết hợp mở góc

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả khúc xạ sau phẫu thuật Phaco/IOL kết hợp mở góc tiền phòng điều trị những bệnh nhân bị Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm theo đục thể thủy tinh, áp dụng công thức Barrett Universal II tính công suất thể thủy tinh nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu đánh giá 45 mắt bị bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm theo đục thể thủy tinh trải qua phẫu thuật Phaco-IOL áp dụng công thức Barrett Universal II vào việc tính công suất thể thủy tinh nhân tạo kết hợp mở góc tiền phòng. Kết quả khúc xạ sau mổ được đánh giá tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật thông qua 2 chỉ số: Khúc xạ tương đương cầu và sai số khúc xạ trung bình tuyệt đối (MAE) sau phẫu thuật. Kết quả: Tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật, khúc xạ tương đương cầu từ +0,50 → -0,50D đạt được ở 29 mắt (64,4%). Có 40/45 mắt trong nhóm nghiên cứu có khúc xạ trong khoảng ±1D, đạt 89%. Sai số khúc xạ trung bình tuyệt đối (MAE) là: 0,46 ± 0,54D. Kết luận: Kết quả khúc xạ khá tốt đạt được ở hầu hết các mắt bị Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm đục thể thủy tinh được phẫu thuật Phaco/IOL kết hợp mở góc tiền phòng áp dụng công thức Barrett Universal II.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Jonas JB, Aung T, Bourne RR, Bron AM, Ritch R, Panda-Jonas S (2017) Glaucoma. Lancet 390: 2083-2093. doi: 10.1016/S0140-6736(17)31469-1.
2. Almasieh M, Levin LA (2017) Neuroprotection in glaucoma: Animal models and clinical trials. Annual Review of Vision Science 3: 91-120.
3. Seo S, Lee CE, Kim YK, Lee SY, Jeoung JW, Park KH (2016) Factors affecting refractive outcome after cataract surgery in primary angle-closure glaucoma. Clinical and Experimental Ophthalmology 44: 693-700.
4. Savini G, Hoffer KJ, Balducci N, Barboni P, Schiano-Lomoriello D (2020) Comparison of formula accuracy for intraocular lens power calculation based on measurements by a swept-source optical coherence tomography optical biometer. J Cataract Refract Surg 46(1): 27-33.
5. Husain R, Do T, Lai J, Kitnarong N, Nongpiur ME, Perera SA, Ho CL, Lim SK, Aung T (2019) Efficacy of phacoemulsification alone vs phacoemulsification with goniosynechialysis in patients with primary angle-closure disease a randomized clinical trial. JAMAO phthalmology, 137(10): 1107-1113.
6. Nie L, Pan W, Fang A, Li Z, Qian Z, Fu L, Chan KY (2018) Combined phacoemulsification and goniosynechialysis with or without endoscopic cyclophotocoagulation in the treatment of PACG with cataract. Journal of Ophthalmology: 8160184.
7. Rastogi A, Jaisingh K, Suresh P, Anand K, Baindur S, Gaonker T (2022) Comparative evaluation of intraocular lens power calculation formulas in children. Ophthamology 14(5): 24991.
8. Mehta R, Tomatzu S, Cao D, Pleet A, Mokhur A, Aref AA, Vajaranant TS (2022) Refractive outcomes for combined phacoemulsification and glaucoma drainage procedure. Ophthalmol Ther 11(1): 311-320.
9. Ahmed MAA, Mohamed AS (2019) Intraocular lens power calculation predictability following acute primary angle-closure glaucoma. EC Ophthalmology: 421-426.
10. Day AC, Cooper D, Burr J, Foster PJ, Friedman DS, Gazzard G, Che-Hamzah J, Aung T, Ramsay CR, Azuara-Blanco A (2018) Clear lens extraction for the management of primary angle closure glaucoma: Surgical technique and refractive outcomes in the EAGLE cohort. Ophthalmology 0: 1-5.