Liên quan giữa nồng độ magiê huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  • Nguyễn Văn Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Quách Xuân Hinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, magiê

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ magiê (Mg) huyết tương và đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Mg huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 125 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11/2019 đến tháng 02/2021. Nồng độ Mg huyết tương được đo tại thời điểm vào viện (Mg1) và tại thời điểm ngày 3 (Mg3) sau vào viện, theo dõi sống sót và tử vong 30 ngày. Kết quả: Tỷ lệ thiếu Mg1 là 48,8%. Nồng độ Mg1 và Mg3 tương ứng là 0,70 (0,6-0,81) và 0,75 (0,65-0,85)mmol/L, p=0,001. Điểm SOFA ở nhóm thiếu Mg1 cao hơn nhóm không thiếu (8,48 ± 4,06 điểm và 6,8 ± 3,92 điểm, p<0,05). Nồng độ Mg1 ở nhóm sốc thấp hơn nhóm không sốc (0,65 (0,57-0,73) mmol/L và 0,75 (0,67-0,87) mmol/L, p<0,001). Không có sự khác biệt về nồng độ Mg1 giữa nhóm thở máy và nhóm không thở máy, giữa nhóm suy thận và không suy thận, giữa nhóm suy gan và không suy gan, giữa nhóm tử vong 30 ngày và nhóm sống. Kết luận: Thiếu Mg1 hay gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ Mg1 thấp hơn Mg3. Nhóm thiếu Mg1 có điểm SOFA cao hơn nhóm không thiếu. Nhóm sốc nhiễm khuẩn có nồng độ Mg1 thấp hơn nhóm không sốc. Không có sự khác biệt nồng độ Mg1 giữa nhóm tử vong và nhóm sống 30 ngày.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Rudd KE, Johnson SC, Agesa KM et al (2020) Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: Analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet 395(10219): 200-211.
2. Tam M, Gómez S, González-Gross M et al (2003) Possible roles of magnesium on the immune system. Eur J Clin Nutr 57(10): 1193-1197.
3. Sugimoto J, Romani AM, Valentin-Torres AM et al (2012) Magnesium decreases inflammatory cytokine production: A novel innate immunomodulatory mechanism. J Immunol 188(12): 6338-6346.
4. Wang D, Zheng J, Hu Q et al (2020) Magnesium protects against sepsis by blocking gasdermin D N-terminal-induced pyroptosis. Cell Death & Differentiation 27(2): 466-481.
5. Singer M, Deutschman CS, Seymour C et al (2016) The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810.
6. Swaminathan R (2003) Magnesium metabolism and its disorders. Clin Biochem Rev 24(2): 47-66.
7. Escuela MP, Guerra M, Añón JM et al (2005) Total and ionized serum magnesium in critically ill patients. Intensive Care Med 31(1): 151-156.
8. Dabbagh OC, Aldawood AS, Arabi YM et al (2006) Magnesium supplementation and the potential association with mortality rates among critically ill non-cardiac patients. Saudi Med J 27(6): 821-825.
9. Noormandi A, Khalili H, Mohammadi M et al (2020) Effect of magnesium supplementation on lactate clearance in critically ill patients with severe sepsis: A randomized clinical trial. Eur J Clin Pharmacol 76(2): 175-184.
10. Chenwei L, Jing H, Xingxing H et al (2021) Effect of hypomagnesemia on the prognosis of patients with sepsis in ICU: A retrospective cohort study. Research Square. https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-754089/v1.
11. Weglicki WB, Phillips TM, Freedman AM et al (1992) Magnesium-deficiency elevates circulating levels of inflammatory cytokines and endothelin. Mol Cell Biochem 110(2): 169-173.
12. Malpuech-Brugère C, Nowacki W Daveau M et al (2000) Inflammatory response following acute magnesium deficiency in the rat. Biochim Biophys Acta 150(2-3): 91-98.
13. Mak IT, Dickens BF, Komarov AM et al (1997) Activation of the neutrophil and loss of plasma glutathione during Mg-deficiency modulation by nitric oxide synthase inhibition. Mol Cell Biochem 176(1-2): 35-39.
14. Thongprayoon C, Cheungpasitporn W, Erickson S B (2015) Admission hypomagnesemia linked to septic shock in patients with systemic inflammatory response syndrome. Ren Fail 37(9): 1518-1521.
15. Bussière FI, Gueux E, Rock E et al (2002) Increased phagocytosis and production of reactive oxygen species by neutrophils during magnesium deficiency in rats and inhibition by high magnesium concentration. Br J Nutr 87(2): 107-113.
16. Baaij JH, Hoenderop JG, Bindels RJ (2015) Magnesium in man: Implications for health and disease. Physiol Rev 95(1): 1-46.
17. Ayuk J, Gittoes NJ (2014) Contemporary view of the clinical relevance of magnesium homeostasis. Ann Clin Biochem 51(Pt 2): 179-188.
18. Amin A, Afsaneh N, Hossein K et al (2019) Correlation between serum magnesium and lactate levels at the time of ICU admission and early phase of sepsis. Archives of Anesthesiology and Critical Care 5(3): 86-90.
19. Bala Murali, P B. K., Roy S et al (2020) Understanding the Role of Serum Magnesium Level and its Influences on the Outcome in Patients with Sepsis in a Medical ICU. J Evid Based Med Healthc 7 (9): 419-424.
20. Khare AR, Patil VC, Shah JN et al (2019) Evaluation of admission serum magnesium levels in patients with septic shock and its correlation with outcome. International Journal of Advances in Medicine 7(1): 155-160.